SELECT MENU

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Moaz BéBé - - 162
Share:

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em là bệnh lý có tính lây lan cao. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh chân tay miệng có thể kéo theo nhiều biến chứng đáng tiếc về sức khỏe. Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng bệnh và cách điều trị, phòng tránh là điều cần làm giúp các bậc cha mẹ chủ động hơn trong quá trình chăm sóc sức khỏe cho trẻ.

Tìm hiểu bệnh chân tay miệng ở trẻ em

Bệnh chân tay miệng trẻ em là bệnh lý lành tính nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Nắm rõ những thông tin cơ bản về bệnh giúp cha mẹ có thể phát hiện bệnh sớm đồng thời có hướng điều trị phù hợp.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là gì?

Bệnh tay chân miệng là một trong những bệnh lý truyền nhiễm cấp tính thường gặp ở trẻ em. Bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ thường xuất hiện rải rác quanh năm và gặp nhiều nhất ở các thời điểm giao mùa. Bệnh lý này do virus gây ra với những biểu hiện đặc trưng là sốt cao, đau họng, tổn thương da và niêm mạc.

Đa số các ca bệnh tay chân miệng thường diễn biến nhẹ và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh tay chân miệng ở trẻ lại diễn biến rất nhanh đồng thời gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Những trường hợp bệnh chuyển nặng thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, trẻ có sức đề kháng kém.

Khi nào cần đưa trẻ đi khám?

Trẻ bị tay chân miệng khi nào cần đến viện là nỗi lo chung của nhiều bậc phụ huynh. Thông thường, bệnh lý này sẽ tự khỏi sau khoảng 7 – 10 ngày nếu trẻ được chăm sóc đúng cách và có sức đề kháng tốt. Tuy nhiên, nếu trẻ xuất hiện những dấu hiệu sau cha mẹ nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời.

  • Sốt cao liên tục trên 3 ngày.
  • Nôn ói và tiêu chảy kéo dài nhiều ngày.
  • Đi đứng không vững, chân tay khó duỗi thẳng.
  • Ngủ nhiều, ngủ li bì khó đánh thức.
  • Khó thở, thở gấp, môi tím tái.
  • Quấy khóc liên tục, khó chịu và mệt mỏi.
  • Giật mình và hoảng hốt thường xuyên, chân tay chới với khi ngủ.

Trẻ sơ sinh nghi ngờ mắc chân tay miệng.nhìn chung, bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ có nguy cơ gây tử vong hoặc dẫn đến nhiều biến chứng về sức khỏe nếu không được điều trị sớm. Vì vậy, cha mẹ nên theo dõi các triệu chứng của trẻ để đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi nhận thấy những dấu hiệu nguy hiểm của bệnh.

Bệnh tay chân miệng là bệnh lý có tính lây lan nhanh

Bệnh tay chân miệng là bệnh lý có tính lây lan nhanh

Dấu hiệu, triệu chứng bệnh chân tay miệng trẻ em

Bé bị bệnh tay chân miệng tùy theo từng giai đoạn mà sẽ có những dấu hiệu, triệu chứng bệnh khác nhau. Cụ thể triệu chứng bệnh phổ biến nhất trong từng giai đoạn như sau:

Giai đoạn ủ bệnh

Giai đoạn ủ bệnh là giai đoạn xảy ra trong 3 – 6 ngày đầu tiên khi cơ thể tiếp xúc với virus. Ở giai đoạn này, trẻ không có biểu hiện nào cụ thể. Mọi sinh hoạt hàng ngày của trẻ như ăn, chơi, ngủ đều được diễn ra bình thường. Vì vậy, ở giai đoạn ủ bệnh gần như không phát hiện được trẻ đang bị bệnh chân tay miệng.

Giai đoạn khởi phát

Sau giai đoạn ủ bệnh sẽ là giai đoạn khởi phát của bệnh. Ở giai đoạn khởi phát, trẻ bắt đầu xuất hiện những triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, sổ mũi, tiêu chảy. Những triệu chứng này tương đối nhẹ và thường bị nhầm lẫn với bệnh về đường hô hấp như cảm cúm thông thường.

Một số trẻ ở giai đoạn khởi phát của bệnh chân tay miệng sẽ có hạch ở hàm dưới hoặc phần cổ. Các triệu chứng của giai đoạn khởi phát sẽ kéo dài khoảng 2 – 3 ngày. Ở giai đoạn này, bệnh tay chân miệng rất dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác vì các triệu chứng khá phổ biến ở các loại bệnh. Điều này dẫn đến khiến nhiều bậc cha mẹ chủ quan trẻ chỉ đang mắc cảm cúm, cảm lạnh thông thường và không có biện pháp điều trị, chăm sóc đúng cách.

Giai đoạn toàn phát

Giai đoạn toàn phát là giai đoạn các triệu chứng bệnh tay chân miệng dễ nhận thấy nhất. Ở giai đoạn này, vùng má miệng hay lưỡi, vòm họng của trẻ bắt đầu xuất hiện các vết mụn nước nhỏ. Khi mụn nước vỡ ra, những vết loét hình thành gây đau đớn, khó chịu cho trẻ.

Trẻ nhỏ ở giai đoạn toàn phát bệnh tay chân miệng thường rất khó chịu dẫn đến biếng ăn, quấy khóc. Các vị trí khác trên cơ thể cũng sẽ xuất hiện bọng nước, đặc biệt là ở lòng bàn tay, bàn chân, mông… Ở một số trẻ có tình trạng nổi ban ẩn dưới da khó phát hiện.

Giai đoạn toàn phát bệnh tay chân miệng ở trẻ em thường kéo dài khoảng 3 – 10 ngày tùy vào sức khỏe của trẻ và cách chăm sóc, điều trị bệnh. Trong giai đoạn này, trẻ có thể gặp phải những triệu chứng nặng hơn như sốt cao nhiều ngày, nôn ói, mê sảng, co giật… Những biến chứng của bệnh tay chân miệng có thể xảy ra ở giai đoạn toàn phát của bệnh nên cha mẹ cần chú ý để can thiệp y tế kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Giai đoạn hồi phục

Sau khoảng 10 ngày tính từ thời điểm khởi phát bệnh, trẻ bị tay chân miệng sẽ dần hồi phục hoàn toàn nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách. Bệnh có thể tự khỏi hay không và khỏi nhanh hay khỏi chậm sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp. Có một số trường hợp bệnh không khỏi mà dẫn đến các biến chứng khác nặng hơn. Cha mẹ cần sát sao theo dõi triệu chứng bệnh của trẻ và nhập viện để tiến hành điều trị tích cực khi cần.

Trẻ bị tay chân miệng thường mệt mỏi, quấy khóc và biếng ăn

Trẻ bị tay chân miệng thường mệt mỏi, quấy khóc và biếng ăn

Nguyên nhân bệnh chân tay miệng trẻ em

Bệnh chân tay miệng là bệnh lý truyền nhiễm lây từ người này sang người khác. Đường lây nhiễm của bệnh chủ yếu qua hệ tiêu hóa, tuyến nước bọt hay phân của trẻ nhiễm bệnh. Bệnh lý này có nguy cơ lây lan cao và phát hiện thành ổ dịch, đặc biệt là ở môi trường mầm non và trường học.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể do nhiều nguyên nhân. Đây là bệnh lý có khả năng lây lan cao do một số chủng virus gây ra. Trong đó, các chủng virus gây bệnh tay chân miệng thường gặp nhất là Entero 71 và Coxsackie A16. Trẻ dưới 5 tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh lý này vì nhiều nguyên nhân phải kẻ đến như sau:

  • Trẻ tiếp xúc với dịch ở mũi và cổ họng của trẻ đang nhiễm bệnh.
  • Trẻ có thói quen ngậm đồ chơi, mút tay dẫn đến nuốt phải virus gây bệnh tay chân miệng.
  • Trẻ chơi chung đồ chơi và dùng chung các vật dụng như bát thìa, cốc uống nước với trẻ nhiễm bệnh.
  • Môi trường tại trường mầm non hay nhà ở không đảm bảo sự sạch sẽ dẫn đến virus phát tán nhanh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
  • Trẻ nhỏ chưa có kiến thức về vệ sinh cá nhân và phòng tránh bệnh tật.

Biến chứng bệnh chân tay miệng trẻ em

Bị bệnh tay chân miệng ở trẻ em có thể dẫn đến nhiều biến chứng đáng tiếc. Những biến chứng phổ biến nhất ở các trường hợp bệnh chân miệng trở nặng như sau:

  • Biến chứng thần kinh: Các biến chứng này bao gồm viêm não, viêm não tủy, viêm màng não có thể nhận thấy khi trẻ bị rung giật cơ, co giật, ngủ gà, mặt nhìn ngược, rung giật nhãn cầu, hôn mê…
  • Biến chứng tim mạch và hô hấp: Các biến chứng phổ biến bao gồm viêm cơ tim, phù phổi, suy tim với những dấu hiệu bao gồm mạch đập nhanh bất thường, thời gian làm đầy mao mạch chậm, da nổi vân tím, chân tay lạnh, khó thở…

Một số cha mẹ thường nhầm lẫn triệu chứng trẻ bị tay chân miệng với các bệnh lý khác. Lời khuyên dành cho các bậc cha mẹ là nên theo dõi từng biểu hiện dù nhỏ nhất của trẻ để kịp thời phát hiện bệnh và đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế uy tín, tránh biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Khi trẻ có những triệu chứng nguy hiểm như cơ thể mệt mỏi, thở mệt, quấy khóc liên tục, hôn mê, co giật, sốt cao kéo dài cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện, phòng khám gần nhất để kịp thời điều trị. Tùy theo tình trạng cụ thể, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị sao cho phù hợp.

Bệnh tay chân miệng không điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm

Bệnh tay chân miệng không điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm

Cách phòng ngừa bệnh chân tay miệng trẻ em

Ngoài tìm hiểu hướng dẫn xử lý bệnh tay chân miệng, cha mẹ còn cần nắm rõ các cách phòng ngừa bệnh lý này để đảm bảo sức khỏe cho trẻ. Nhằm hạn chế tình trạng trẻ bị lây nhiễm bệnh tay chân miệng, cha mẹ nên lưu ý những vấn đề sau:

Vệ sinh nhà cửa, vật dụng sạch sẽ

Không gian vui chơi và học tập của trẻ cần đảm bảo sự sạch sẽ. Mọi đồ vật cần được vệ sinh thường xuyên để tránh vi khuẩn, virus tồn tại trên bề mặt gây hại cho trẻ. Đặc biệt, ở môi trường mầm non càng cần vệ sinh môi trường sống mỗi ngày và đồng thời có biện pháp giúp trẻ phòng ngừa lây nhiễm tay chân miệng khi có trẻ mắc bệnh.

Tăng sức đề kháng cho trẻ

Những trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu là đối tượng dễ bị lây nhiễm bệnh lý tay chân miệng. Vì vậy, tăng đề kháng cho trẻ là cách tốt nhất giúp trẻ phòng chống bệnh lý này và các bệnh lý có tính lây truyền khác.

Để tăng sức đề kháng cho trẻ, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý về chế độ dinh dưỡng, tập luyện và nghỉ ngơi của trẻ. Trẻ nhỏ cần được cung cấp chế độ dinh dưỡng phù hợp với độ tuổi và nhu cầu năng lượng. Ngoài cung cấp đủ bốn nhóm chất cần thiết, cha mẹ nên chú ý bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất nhằm tăng sức đề kháng, cải thiện sức khỏe cho trẻ.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, trẻ cần được tập luyện và vận động thường xuyên. Vận động ngoài trời chính là cách tốt nhất giúp trẻ khỏe mạnh hơn. Hình thức vận động cần phù hợp với sở thích và độ tuổi của trẻ để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

Hình thành thói quen rửa tay sạch sẽ

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ là cách tốt nhất giúp trẻ phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ và hàng loạt các bệnh lý truyền nhiễm khác. Trẻ ở độ tuổi mầm non càng cần được cha mẹ hướng dẫn hình thành thói quen rửa tay sạch sẽ nhằm hạn chế bệnh.

Để giúp trẻ có thói quen rửa tay, cha mẹ có thể tham khảo một số bí quyết sau đây:

  • Làm gương cho trẻ: Cha mẹ nên rửa tay thường xuyên và đúng cách trước mắt trẻ để trẻ học theo. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần giải thích cho trẻ biết lý do tại sao phải rửa tay và lợi ích của việc rửa tay.
  • Nhắc nhở trẻ: Cha mẹ cần nhắc nhở trẻ rửa tay ở những thời điểm cần thiết như trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi, khi về nhà,… Hãy kiểm tra xem trẻ có rửa tay đúng cách không và khen ngợi hoặc nhắc nhở nếu cần.
  • Hướng dẫn trẻ cách rửa tay đúng cách: Trẻ nhỏ chưa biết cách rửa tay đúng cách cần được hướng dẫn. Các thao tác rửa tay cần đảm bảo làm sạch được các đầu ngón tay, kẽ tay, lòng bàn tay để hạn chế tình trạng vi khuẩn còn tồn tại trên tay sau khi rửa.
  • Tạo điều kiện cho trẻ rửa tay: Cha mẹ nên sắm sửa các dụng cụ cần thiết cho việc rửa tay của trẻ như xà phòng, khăn lau, chậu rửa,… Hãy chọn loại nước rửa tay mà trẻ thích, có mùi hương và màu sắc hấp dẫn để khuyến khích trẻ rửa tay.

Giữ vệ sinh trong ăn uống

Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho trẻ nhỏ tiếp theo phải kể đến là giữ vệ sinh trong ăn uống. Khi nấu thức ăn cho trẻ nhỏ, cha mẹ lưu ý giữ vệ sinh dụng cụ, đồ dùng nấu ăn sạch sẽ và rửa sạch tay trước khi nấu.

Ngoài ra, trẻ cần được ăn chín uống sôi để đảm bảo vệ sinh cũng như tốt cho hệ tiêu hóa non nớt. Khi cho trẻ ăn, mẹ cần lưu ý không để trẻ bốc thức ăn hay mút tay và cần tiệt trùng dụng cụ ăn uống trước khi cho trẻ ăn.

Dạy trẻ cách rửa tay và giữ vệ sinh khi ăn uống

Dạy trẻ cách rửa tay và giữ vệ sinh khi ăn uống

Cách điều trị bệnh chân tay miệng trẻ em

Bệnh tay chân miệng hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu vì đây là bệnh lý do virus gây ra. Cách xử lý bệnh tay chân miệng là xử lý từng triệu chứng mà trẻ đang gặp phải. Tùy theo sức khỏe và độ tuổi của trẻ mà các triệu chứng bệnh có thể khác nhau.

Điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ sẽ chủ yếu tập trung vào điều trị triệu chứng đồng thời có các biện pháp tích cực nhằm duy trì sự sống với các trường hợp nặng. Nhìn chung, cách điều trị phổ biến của bệnh lý này như sau:

  • Cho trẻ uống hạ sốt khi trẻ sốt cao trên 38.5 độ, tuân thủ liều lượng và thời gian uống hạ sốt theo cân nặng, độ tuổi của trẻ.
  • Bù nước và điện giải cho trẻ đúng cách.
  • Nếu trẻ bị sốt và loét miệng nên bổ sung thêm vitamin C và kẽm tăng sức đề kháng.
  • Điều trị triệu chứng loét miệng, loét họng giúp vết thương nhanh lành, tránh nhiễm trùng và giảm tình trạng biếng ăn.

Khi trẻ bị tay chân miệng, cha mẹ cần chú ý tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng thuốc để điều trị. Mọi loại thuốc sử dụng để điều trị bệnh cho trẻ nhỏ đều nên có sự chỉ định từ bác sĩ, đặc biệt là thuốc kháng sinh. Vì vậy, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp khi thấy trẻ có những dấu hiệu của bệnh lý này.

Để hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ, cha mẹ cần lưu tâm thực hiện ba sạch bao gồm ăn uống sạch, ở sạch và bàn tay sạch. Tại nhà trường hay lớp học, trẻ cần được sinh hoạt trong môi trường sạch sẽ với vật dụng ăn uống, đồ chơi  tiệt trùng. Ngoài ra, trẻ nhỏ nên được uống nước đun sôi để nguội để đảm bảo sức khỏe, hạn chế vi khuẩn, virus có cơ hội xâm nhập vào trong cơ thể.

Sử dụng máy tiệt trùng sấy khô và đun nước đa năng Moaz BeBe MB – 031 là lựa chọn được nhiều gia đình có trẻ nhỏ ưa chuộng hiện nay. Đây là thiết bị thông minh sở hữu đến năm chức năng ưu việt bao gồm đun nước khử clo, sấy khô, tiệt trùng, giữ nhiệt 48h.

Máy tiệt trùng sấy khô và đun nước đa năng Moaz BeBe MB – 031

Máy tiệt trùng sấy khô và đun nước đa năng Moaz BeBe MB – 031

Ngoài ra, máy tiệt trùng sấy khô và đun nước đa năng còn có thể dùng để hâm sữa, nếu chè, yến hay pha trà rất tiện lợi. Nhờ công năng đa dạng, các mẹ bỉm sữa không cần mua riêng từng loại máy tốn kém chi phí mà chỉ cần sở hữu duy nhất chiếc máy Moaz BeBe MB – 031 là có thể giải quyết mọi vấn đề.

Ngoài các tính năng thông minh, máy tiệt trùng sấy khô và đun nước đa năng Moaz BeBe MB – 031 còn được đánh giá cao bởi thiết kế tinh tế và nhỏ gọn. Sản phẩm rất cần thiết cho mọi gia đình, đặc biệt là các gia đình có trẻ nhỏ. Chỉ với một chiếc máy duy nhất, cha mẹ đã có thể rảnh tay hơn rất nhiều trong quá trình chăm sóc cho sức khỏe bé yêu mỗi ngày.

Bài viết trên là những chia sẻ về bệnh tay chân miệng ở trẻ em. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp các bậc cha mẹ hiểu hơn về bệnh lý này và có cách điều trị, phòng tránh bệnh phù hợp.

 

 

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý