SELECT MENU

10+ Món ăn ngày tết Việt Nam cổ truyền 3 miền Bắc, Trung, Nam

Moaz BéBé - - 147
Share:

Mâm cỗ Tết là một phần không thể thiếu trong những ngày đầu xuân năm mới. Vậy món ăn ngày Tết Việt Nam gồm những gì? Mỗi món ăn có ý nghĩa độc đáo như thế nào? Hãy cùng Moaz BéBé tìm hiểu ý nghĩa các món ăn ngày tết cổ truyền của ba miền Bắc – Trung – Nam trong bài viết dưới đây nhé!

Các món ăn ngày Tết Cổ Truyền miền Bắc

Có nhiều người không biết, trong mâm cỗ Tết của người miền Bắc bao giờ cũng có 4 bát, 4 đĩa tượng trưng cho tứ trụ – bốn mùa – 4 phương, không kể các món như xôi, nước chấm, dưa hành,… Vậy mâm cỗ Tết người miền Bắc thường có các món gì? Dưới đây là câu trả lời:

Món ăn ngày Tết Cổ Truyền tại miền Bắc

Món ăn ngày Tết Cổ Truyền tại miền Bắc

Bánh chưng – thể hiện lòng thành kính, biết ơn

Đây là hai loại bánh gắn liền với nhiều hoạt động cúng bái đầu năm của người Việt ta. Bánh chưng được làm từ các nguyên liệu như: gạo nếp, thịt mỡ, đậu xanh, lá dong,… với tạo hình vuông vức của bánh chưng tượng trưng cho trời đất, bên ngoài được bọc lá dong xanh, bên trong là sự hòa quyện của các nguyên liệu. Đây không chỉ là món ăn truyền thống mà còn là biểu tượng của sự kính trọng với tổ tiên và mong muốn một năm mới sang mưa thuận gió hoà.

Bánh chưng không chỉ là món ngon ngày Tết miền Bắc mà còn là hình ảnh của sự biết ơn, hiếu thảo và niềm vui ngày đầu năm. Do đó, bánh chưng là món ăn luôn có mặt trong những bữa cơm gia đình sum vầy ngày Tết.

Giò thủ – phúc lộc đầy nhà

Đây là món ăn truyền thống làm cho mâm cỗ ngày Tết thêm phong phú và đa dạng. Giò thủ được chế biến từ các nguyên liệu như: thịt đầu heo, mộc nhĩ, tiêu, hành,… Món giò thủ không chỉ đậm đà hương vị quê hương mà còn mang theo ý nghĩa mong muốn năm mới sang tràn đầy phúc lộc.

Giò thủ là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết miền Bắc

Giò thủ là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết miền Bắc

Món giò thủ được chế biến không quá phức tạp. Người đầu bếp chỉ cần sơ chế sạch đầu heo và các nguyên liệu, sau đó được trần qua nước sôi để loại bỏ tạp chất và cắt mỏng, ướp gia vị cho thấm vào từng thớ thịt.

Món giò thủ ngon nhất là ở quá trình xào chín. Để tạo nên hương vị thơm ngon và độ giòn của món ăn thì người chế biến phải tâm huyết từng giây, từng phút. Món giò thủ không chỉ là món ăn ngon mà còn thể hiện sự chân thành và quan tâm của người nấu.

>> Xem thêm: Quà tết dành cho Bố Mẹ

Dưa hành (củ kiệu) – yêu thương, thuận hòa

Trong những ngày đầu năm ngoài bánh chưng, thịt gà, canh măng hầm xương,… thì đĩa dưa hành nổi bật là biểu tượng văn hoá miền Bắc. Khác với các món ăn giàu đạm, món dưa hành không chỉ mang đến hương vị tinh tế mà còn làm dịu đi cảm giác ngấy của thịt, giò mỡ, bánh chưng,…

Dưa hành là món ăn ngày Tết Cổ Truyền của người miền Bắc. Nó là biểu tượng của sự gắn bó với truyền thống quê hương. Thói quen gắp một củ hành muối kẹp cùng miếng thịt luộc béo ngậy đã trở thành nỗi nhớ nhung, niềm khao khát của những người xa quê hương, làm dậy lên cảm xúc gắn bó với quê nhà.

Món dưa hành chính là biểu tượng của tình quê hương và tình yêu gia đình. Món ăn làm cho bất cứ ai khi thưởng thức cũng đều cảm nhận được tình yêu quê hương sâu sắc và tình cảm gia đình ấm áp, thân thương.

Các món ăn ngày Tết Cổ Truyền miền Trung

Khác với miền Bắc, mâm cỗ Tết miền Trung thường khá đơn giản. Các món ăn thường được chia vào bát và bày biện gọn gàng trong mâm thể hiện tinh thần tiết kiệm và sẵn sàng sẻ chia. Các món ăn thường xoay quanh món cuốn, bánh tráng và rau xanh,… Ngoài ra còn có các món như:

Món ăn ngày Tết Cổ Truyền tại miền Trung

Món ăn ngày Tết Cổ Truyền tại miền Trung

Bánh tét – gia đình sum vầy, hạnh phúc

Đã là truyền thống lâu đời, bánh tét chính là món ăn không thể thiếu trong những ngày Tết Cổ Truyền của người miền Trung. Bánh tét có hình trụ dài, to tròn, nguyên liệu làm bánh tét cũng như bánh chưng của miền Bắc gồm: gạo nếp, đậu xanh, thịt heo và một số loại gia vị nêm nếm như tiêu, muối,…

Bánh tét ngoài là món ngon ngày Tết miền Trung còn mang nhiều ý nghĩa, hoài niệm về năm cũ và niềm vui hân hoan đón chào năm mới sang. Bánh tét mang hình ảnh tượng trưng như người mẹ đang ôm con thể hiện mong muốn gia đình sum vầy hạnh phúc mỗi dịp tết đến xuân về.

Canh măng hầm xương – vạn sự may mắn, tốt lành

Đây là món ăn ngon được nhiều gia đình chế biến nhất trong những bữa cơm ngày Tết tại Việt Nam. Món canh được nấu kết hợp với măng tươi và xương heo tạo nên hương vị đặc trưng và bổ dưỡng làm ngây ngất lòng người.

Canh măng hầm xương là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết miền Trung

Canh măng hầm xương là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết miền Trung

Khi thưởng thức, quên sao được cái độ dai giòn sần sật của măng rừng quyện với hương vị đậm đà, ngọt thanh, béo ngậy của nước hầm xương. Món canh măng hầm xương ngon nhất khi được thưởng thức khi còn ấm nóng. Đầu xuân năm mới, ăn một bát canh măng hầm xương thì cả năm đều gặp phúc lợi, may mắn.

Thịt heo ngâm mắm – hương vị tình thân

Trong mâm cỗ ngày tết của người miền Trung thịt heo chân giò ngâm mắm là món ăn không thể thiếu và họ có thể ăn được suốt 3 ngày Tết, 7 ngày Xuân. Nguyên liệu ngâm là thịt heo, sau khi sơ chế xong thịt heo sẽ được ngâm ngập trong nước dùng đã pha sẵn theo tỉ lệ thích hợp. Thời gian ngâm khoảng 3 ngày là có thể lấy ra và ăn ngay. Món thịt heo chân giò ngâm mắm có vị chua ngọt ngon miệng đem lại hương vị đậm đà khó quên cho người thưởng thức. Món này sẽ càng ngon hơn khi thưởng thức cùng dưa muối, kim chi hoặc cơm nóng.

Tôm chua – may mắn, tài lộc

Tiếp tục trong danh sách các món ngon không thể thiếu trong mâm cỗ Tết miền Trung đó là tôm chua – đặc sản xứ Huế. Món ăn chinh phục mọi người thưởng thức bởi màu đỏ bắt mắt, vị chua thanh thanh từ tôm quyện với vị nồng nàn từ ớt cùng các loại gia vị khác. Món ăn độc đáo từ cách chế biến công phu, tinh tế đến vị cay nồng đậm đà hương vị miền Trung.

>> Xem thêm: Lịch nghỉ lễ 2024

Canh khổ qua nhồi thịt – bao vất vả gian khổ đều đi qua

Người miền trung thường đùa nhau rằng: “Năm mới ăn canh khổ qua cho cái khổ nó qua đi”. Ăn canh khổ qua đầu năm họ mong muốn mọi điều khổ, mọi vận hạn xui rủi, mọi điều chưa được may mắn, bao vất vả gian lao của năm cũ đều sẽ qua đi. Năm mới khởi đầu mới với những điều tốt lành, hạnh phúc, mọi điều sẽ suôn sẻ, thuận lợi. Do đó, trong mâm cơm Tết người miền Trung canh khổ qua là món ăn không thể thiếu.

Ăn canh khổ qua đầu năm bao muộn phiền đều tiêu biến

Ăn canh khổ qua đầu năm bao muộn phiền đều tiêu biến

Mặc dù đây là món ăn thường ngày khá quen thuộc nhưng khi xuất hiện trên mâm cỗ ngày Tết người miền Trung thì món canh khổ qua lại càng trở nên ý nghĩa. Nếu coi ẩm thực là một bức tranh nghệ thuật thì trong mâm cơm ngày Tết của người miền Trung món canh khổ qua là một nét chấm phá nổi bật mang vị ngọt ngào của mỗi gia đình.

Các món ăn ngày Tết Cổ Truyền miền Nam

Người miền Trung thường sắp xếp mâm cơm ngày Tết theo quy luật ngũ hành âm dương giúp cân bằng năng lượng cho cơ thể. Một số món ăn ngày tết miền Nam có thể kể đến gồm:

Món ăn ngày Tết Cổ Truyền tại miền Nam

Món ăn ngày Tết Cổ Truyền tại miền Nam

Thịt kho hột vịt – sum vầy, ấm cúng

Thịt kho hột vịt (hay còn gọi là thịt kho nước dừa, thịt kho tàu) là món ăn thân thuộc với người miền Nam. Nguyên liệu để làm món này khá đơn giản chỉ gồm: Thịt ba chỉ (ba rọi) cắt khúc, trứng, nước dừa nhưng khi ăn kèm với cơm nóng, củ kiệu thì lại rất hao cơm. Ngày tết, trong bữa cơm gia đình tận hưởng từng miếng thịt tan chảy trong miệng như mang đến cảm giác hạnh phúc, ấm áp với khung cảnh gia đình hoà thuận, sum vầy. Hột vịt lộn nguyên quả trong món thịt kho nước dừa như có ý cầu chúc một năm mới trọn vẹn, đủ đầy.

Củ kiệu trộn tôm khô – tiền bạc đầy nhà

Củ kiệu trộn tôm khô là một trong những món ngon ngày Tết miền Nam được rất nhiều người yêu thích. Đây là món ăn mà dân nhậu nào cũng không thể bỏ qua trong những dịp lễ Tết.

Món củ kiệu trộn tôm khô là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết miền Nam

Món củ kiệu trộn tôm khô là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết miền Nam

Món củ kiệu trộn tôm khô mang đến cho người thưởng thức hương vị khó quên bởi vị chua của củ kiệu và vị thơm ngọt của tôm đất, càng nhai càng thấy bùi, càng nhậu càng thấy ngon. Củ kiệu trộn tôm khô mà ăn kèm bánh tét thì ngon hết ý, ai cũng thích mê.

Lạp xưởng – may mắn, tài lộc

Theo quan niệm của ông cha ta, màu đỏ tượng trưng cho may mắn nên trong mâm cỗ Tết người Việt không thể nào thiếu được sắc đỏ. Và sắc đỏ hồng tươi của lạp xưởng như mang lại may mắn cho người thưởng thức.

Ngoài ra, lạp xưởng có kiểu dáng nối tiếp nhau thành xâu rất giống hình ảnh những xâu tiền bao đỏ nên đầu năm ăn lạp xưởng cũng thể hiện mong ước năm mới sang gặp thật nhiều may mắn, giàu sang phú quý.

Trên đây là ý nghĩa món ăn ngày Tết Việt Nam nhà moazbebe chia sẻ. Hy vọng, đọc đến đây bạn đã hiểu hết ý nghĩa của từng món ăn của từng vùng miền và có thêm động lực để chế biến những món ăn ngon trong dịp tết cổ truyền 2024 sắp tới. Chúc bạn và gia đình đón năm mới sang ấm no, hạnh phúc.

 

 

 

 

 

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý