SELECT MENU

Bệnh hen suyễn trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng tránh

Moaz BéBé - - 132
Share:

Bệnh hen suyễn trẻ em khiến trẻ thở khò khè, cơ thể mệt mỏi và thường xuyên mắc các bệnh về đường hô hấp. Cùng tìm hiểu chi tiết về bệnh hen suyễn, nắm rõ dấu hiệu, triệu chứng và cách điều trị, phòng tránh bệnh trong bài viết sau đây.

Bệnh hen suyễn trẻ em và sơ sinh

Bệnh hen suyễn trẻ em là bệnh lý khá nguy hiểm với triệu chứng có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành. Trước khi tìm hiểu các giải pháp điều trị bệnh này, mời cha mẹ tham khảo các thông tin cơ bản cần biết về bệnh hen suyễn như sau:

Khái niệm bệnh hen suyễn là gì?

Nhiều cha mẹ thường băn khoăn bệnh hen suyễn là gì và có nguy hiểm không. Có thể nói đây là dạng viêm nhiễm mạn tính đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu. Trẻ bị suyễn lâu ngày sẽ khiến đường hô hấp rất nhạy cảm với các chất kích thích ngoài không khí.

Đa số trẻ thường tái hen suyễn khi bị cảm lạnh hay bị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác. Bệnh lý này khiến trẻ gặp khó khăn chơi những bộ môn thể thao hay học tập. Nếu không được chăm sóc và quản lý cơn hen đúng cách, không loại trừ trường hợp trẻ lên cơn hen suyễn nặng gây nguy hại đến sức khoẻ.

Bệnh hen suyễn thường gặp ở trẻ nam nhiều hơn

Bệnh hen suyễn thường gặp ở trẻ nam nhiều hơn

Dấu hiệu triệu chứng bệnh hen suyễn ở trẻ em

Dấu hiệu bệnh hen suyễn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như thế nào tùy thuộc vào mức độ hen cũng như sức khỏe của trẻ. Nhìn chung, những triệu chứng phổ biến nhất mà đa số trẻ em bị hen suyễn thường gặp phải như sau:

  • Trẻ bị ho thường xuyên và liên tục, ho theo cơn.
  • Khi trẻ thở mẹ có thể nghe thấy tiếng rít và khò khè.
  • Trẻ hay bị khó thở khi vận động nhanh, mạnh.
  • Trẻ bị tắc nghẽn, tức ngực.

Ngoài các triệu chứng kể trên, bệnh hen suyễn ở người trẻ tuổi có thể kèm theo nhiều dấu hiệu khác. Trẻ hen suyễn thường sẽ ho và khò khè nhiều hơn sau một đợt nhiễm trùng đường hô hấp. Ngoài ra, trẻ dễ bị tái viêm phế quản nhiều lần đồng thời thường xuyên bị mệt khi tham gia các hoạt động thể chất.

Bệnh hen suyễn trẻ em có dấu hiệu ban đầu là thở khò khè do virus được hô hấp xâm nhập. Trong đó, bệnh suyễn do dị ứng đường hô hấp sẽ thường xảy ra nhiều hơn ở trẻ lớn. Bệnh hen suyễn có triệu chứng gì tùy theo thể trạng của từng trẻ. Bệnh suyễn sẽ tốt lên theo thời gian nếu trẻ có sức đề kháng tốt, môi trường sống sạch sẽ, lành mạnh và cha mẹ biết cách phòng chống bệnh hiệu quả.

Khi nghi ngờ trẻ có dấu hiệu hen suyễn, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay bác sĩ chuyên khoa nhi để được tư vấn và có giải pháp kiểm soát triệu chứng bệnh hiệu quả. Nếu trẻ đang có những dấu hiệu sau, mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ ngay để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ:

  • Tình trạng ho của trẻ kéo dài, ho khi vận động mạnh.
  • Tiếng thở rít, thở khò khè.
  • Trẻ cảm thấy khó thở hay thở quá nhanh.
  • Trẻ gặp tình trạng viêm phế quản hay viêm phổi tái lại nhiều lần.
  • Trẻ lên cơn ho rũ rượi thường xuyên khi đang ngủ.
  • Trẻ bị đổ mồ hôi, ngực co kéo liên tục, thở gắng sức phập phồng cánh mũi.

Chẩn đoán bệnh hen suyễn

Bệnh hen suyễn trẻ em có nguy hiểm không tùy thuộc vào biến chứng khi trẻ mắc bệnh. Trẻ có thể phải điều trị khẩn cấp và hồi sức cấp cứu nếu đột ngột nên cơn suyễn nặng. Với tình trạng hen suyễn được kiểm soát tốt hay thể nhẹ, trẻ vẫn có thể gặp phải những vấn đề như ngủ không sâu giấc, mệt mỏi gây cản trở quá trình vui chơi, học tập.

Tìm hiểu về các dấu hiệu bệnh hen suyễn ở trẻ em sẽ giúp bạn nhận ra những dấu hiệu sớm để hỗ trợ trẻ. Nhìn chung, khá khó để chẩn đoán bệnh hen suyễn ở trẻ em nếu chỉ nhìn qua cảm quan bên ngoài. Bác sĩ sẽ cần xem xét bản chất, tần số triệu chứng bệnh đồng thời kết hợp cùng xét nghiệm để cho kết quả chính xác nhất. Đồng thời, qua quá trình chẩn đoán cũng sẽ khoanh vùng được nguyên nhân khiến trẻ mắc phải bệnh lý này.

Những xét nghiệm có thể phát hiện những dấu hiệu bệnh hen suyễn như sau:

  • Với trẻ trên 6 tuổi: Xét nghiệm về chức năng phổi đo thể tích khí khi trẻ đang thở, sau khi vận động và sau khi dùng thuốc hen suyễn. Trẻ có thể cần làm thêm những xét nghiệm liên quan để phát hiện những yếu tố gây dị ứng.
  • Với trẻ dưới 6 tuổi: Bác sĩ dựa theo thông tin mẹ cung cấp và quan sát triệu chứng sau những lần phát bệnh hô hấp để căn cứ xác định trẻ có bị hen suyễn hay không. Ngoài ra, độ tuổi này có thể làm xét nghiệm tìm ra yếu tố dị ứng trên da bằng cách chiết xuất chất thường gây dị ứng và tiêm lượng nhỏ lên da để quan sát phản ứng dị ứng nếu có.
Chẩn đoán bệnh sớm để điều trị kịp thời

Chẩn đoán bệnh sớm để điều trị kịp thời

Nguyên nhân bệnh hen suyễn ở trẻ em

Hiện nay, các bác sĩ vẫn chưa có đầy đủ nguyên nhân bệnh hen suyễn ở trẻ em do hệ miễn dịch của trẻ nhỏ quá nhạy cảm. Tuy nhiên, theo ghi nhận từ nhiều trường hợp trẻ em bị hen suyễn thì nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này như sau:

  • Yếu tố hen suyễn di truyền trong gia đình.
  • Do bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp tái đi tái lại ở trẻ nhỏ.
  • Do môi trường sống bị ô nhiễm, đặc biệt là khói thuốc, khói bụi và hóa chất.
  • Trẻ nhiễm virus khi thay đổi thời tiết, không khí lạnh.
  • Trẻ bị dị ứng với lông động vật, bụi bẩn, phấn hoa hay nấm mốc.
  • Trẻ có sức đề kháng kém do chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, ít hoạt động thể chất.

Các triệu chứng bệnh hen suyễn ở trẻ em đôi khi không rõ ràng vì chúng tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Ngoài những nguyên nhân kể trên, trẻ còn dễ mắc phải bệnh lý này nếu gặp các yếu tố tác động như:

  • Trẻ hít phải khói thuốc thường xuyên.
  • Trẻ có tiền sử dị ứng về thực phẩm, dị ứng thời tiết hay bị viêm mũi dị ứng.
  • Trẻ sinh non, sức đề kháng kém.
  • Sống trong môi trường ô nhiễm không khí nặng.
  • Trẻ có tiền sử bị viêm xoang, viêm mũi, nghẹt mũi mạn tính.

Cách chữa bệnh hen suyễn ở trẻ em

Khi trẻ mắc bệnh hen suyễn, nguy cơ cao trẻ sẽ phải sống chung với bệnh lý này vì đây là bệnh thuộc nhóm bệnh mạn tính. Để điều trị hen suyễn, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để bác sĩ chuyên khoa khám và có phác đồ điều trị phù hợp.

Ngoài sử dụng thuốc, trẻ có thể dùng kết hợp các bài thuốc dân gian để hỗ trợ tăng sức đề kháng đồng thời phòng chống, giảm triệu chứng bệnh hen.

Bằng bài thuốc dân gian tự nhiên

Ngoài bệnh hen suyễn là bệnh gì, các bậc cha mẹ còn thường băn khoăn về những bài thuốc tự nhiên hỗ trợ điều trị bệnh này cho trẻ. Dưới đây là một số bài thuốc từ nguyên liệu thiên nhiên có thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn ở trẻ cha mẹ có thể tham khảo.

Ô mai mơ và tía tô trị hen suyễn

Chuẩn bị:

  • 1 nắm lá tía tô sạch
  • 0.5 kg mơ
  • 50ml rượu trắng
  • 80g muối

Cách làm:

  • Rửa sạch lá tía tô và vò nát lá với muối sau đó vắt bỏ đi lần nước đầu tiên.
  • Rửa sạch lá mơ bằng nước muối loãng.
  • Trộn rượu, muối, lá mơ và tía tô vừa vắt.
  • Đổ nước bằng bề mặt quả mơ và dùng vật nặng đè lên trên.
  • Ngâm khoảng 7 – 12 ngày bỏ quả ra phơi hoặc để nguyên trong hũ ngâm nếu mẹ không muốn làm mơ muối khô.
  • Cho trẻ ngậm khoảng 2 – 3 qua mỗi ngày, sau khoảng 3 – 5 ngày triệu chứng ho sẽ giảm.

Củ cải mật ong trị hen suyễn

Chuẩn bị:

  • 0.5kg củ cải trắng
  • 100g gừng
  • 150ml mật ong

Cách làm:

  • Rửa sạch củ cải và thái hạt lựu ép lấy nước.
  • Rửa gừng và thái lát nhỏ cho vào nước ép củ cải.
  • Đun khoảng 7 – 10 phút và cho thêm mật ong tạo vị ngọt, đợi nước sôi trở lại thì tắt bếp.
  • Để nguội và cho vào chai dùng dần.
  • Mỗi ngày trẻ nên dùng khoảng 3 lần, mỗi lần 5ml.

Chanh vàng mật ong trị hen suyễn

Chuẩn bị:

  • 1kg chanh vàng
  • 1 lít mật ong
  • 600g đường phèn
  • Muối hạt

Cách làm:

  • Rửa sạch chanh vàng, ngâm nước muối ấm loãng 30 phút và vớt ra để ráo.
  • Chanh để cả vỏ, thái lát mỏng.
  • Xếp 1 lớp chanh 1 lớp đường phèn cho đến khi hết chanh.
  • Đổ mật ong sao cho ngập bề mặt chanh và đậy kín hũ lại, ngâm khoảng 1 tháng.
  • Khi sử dụng pha một thìa cà phê hỗn hợp chanh mật ong với nước ấm cho bé uống vào buổi sáng.

Các bài thuốc dân gian thường sẽ không có tác dụng ngay nên chỉ sử dụng trong trường hợp phòng chống bệnh hen suyễn hay kết hợp cùng thuốc điều trị để giảm triệu chứng bệnh. Cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ.

Điều trị bệnh hen suyễn trẻ em đúng cách

Điều trị bệnh hen suyễn trẻ em đúng cách

Sử dụng thuốc uống

Chữa bệnh hen suyễn ở trẻ em cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp bệnh nặng, tái đi tái lại. Mục tiêu điều trị về bệnh hen suyễn ở trẻ là điều trị về viêm đường hô hấp, giảm tác động của những tác nhân gây hen và duy trì phổi ở trạng thái bình thường.

Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ điều trị hen suyễn cho trẻ theo từng bước khác nhau. Nhìn chung, các loại thuốc và thiết bị điều trị hen suyễn cho trẻ phổ biến nhất phải kể đến là những loại sau:

Thuốc hen suyễn kiểm soát bệnh lâu dài

Thuốc hen suyễn duy trì lâu dài là loại thuốc trẻ sẽ phải dùng hàng ngày để kiểm soát bệnh. Một số loại thuốc như:

  • Thuốc Corticosteroid dạng hít dùng phổ biến cho trẻ dưới 5 tuổi như budesonide (Pulmicort Flexhaler hay beclomethasone (Qvar Redihaler).
  • Thuốc cromolyn dạng hít giảm tình trạng viêm.
  • Chất điều chỉnh leukotriene kiểm soát tình trạng hen suyễn.
  • Thuốc Corticosteroid dạng uống (sử dụng khi không kiểm soát được bệnh hen bằng các phương pháp khác).

Thuốc hen suyễn tác dụng ngắn

Thuốc hen suyễn tác dụng ngắn là loại thuốc giãn phế quản có tác dụng làm giảm các triệu chứng hen suyễn trong khoảng 4 – 6 giờ. Loại thuốc này bao gồm albuterol và levalbuterol.

Với bệnh hen suyễn trẻ em có triệu chứng nhẹ và không liên tục, các bác sĩ thường khuyên sử dụng nhóm thuốc hen suyễn này. Ngoài ra, loại thuốc hen suyễn tác dụng ngắn còn có tác dụng như thuốc giảm cơn hen có tác dụng nhanh chóng dùng khi trẻ lên cơn hen bất ngờ.

Thiết bị phân phối thuốc

Các loại thuốc điều trị bệnh hen đều được cung cấp bởi thiết bị gọi là ống hít giúp dung dịch thuốc đi sâu vào phổi. Tuỳ theo độ tuổi và khả năng của trẻ mà bác sĩ sẽ tư vấn liệu trình hít khác nhau.

Các loại thiết bị phân phối thuốc hen suyễn phổ biến hiện nay bao gồm máy xông khí dung, bình xịt bột khô và buồng đệm. Trong đó, với trẻ sơ sinh nhỏ hơn 2 tuổi được khuyến khích nên sử dụng máy xông khí dung có hiệu quả, dễ sử dụng và không cần bịt chặt mặt nạ khiến bé khó chịu.

Thăm khám và điều trị thuốc kịp thời

Thăm khám và điều trị thuốc kịp thời

Cách phòng chống bệnh hen suyễn ở trẻ em và sơ sinh

Hen suyễn là bệnh lý thường xuyên tái đi tái lại, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sức đề kháng kém. Để hạn chế tình trạng này, cha mẹ cần tìm hiểu các cách phòng chống bệnh hen suyễn cho trẻ ngay sau đây.

Giữ ấm cơ thể cho bé

Bệnh hen suyễn thường gặp vào những ngày thời tiết giao mùa, trời trở lạnh, độ ẩm cao. Không khí lạnh chính là tác nhân lớn gây ra những đợt hen cấp cho trẻ và hàng loạt các chứng bệnh hô hấp khác. Vì vậy, giữ ấm cơ thể là yếu tố quan trọng giúp hạn chế tình trạng trẻ mắc phải bệnh hen suyễn ở trẻ em mùa lạnh.

Tránh những tác nhân gây hen suyễn

Có nhiều tác nhân có thể làm tăng nguy cơ bị hen suyễn ở trẻ em. Những tác nhân phổ biến phải kể đến như lông vật nuôi, phấn hoa, khói thuốc, ẩm mốc, hóa chất hoặc một số loại thức ăn. Để giảm thiểu tình trạng trẻ bị tái hen suyễn, cha mẹ nên cho trẻ tránh xa những tác nhân gây ra chứng bệnh hô hấp này.

Trong gia đình có trẻ nhỏ có tiền sử hen suyễn không nên nuôi vật nuôi, người lớn không hút thuốc và đặc biệt tránh các nhóm thức ăn có nguy cơ cao gây dị ứng. Ngoài ra, nhà cửa nên dọn dẹp đều đặn, hút bụi và giặt giũ chăn, gối, đệm định kỳ hạn chế các loại ký sinh trùng gây bệnh.

Dùng thuốc đúng theo phác đồ của bác sĩ

Em bé bị bệnh hen suyễn cần được khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và có phác đồ điều trị phù hợp. Trong và sau quá trình điều trị, gia đình cần tuân thủ tuyệt đối tư vấn về cách dùng thuốc, chăm sóc trẻ của bác sĩ để đảm bảo an toàn đồng thời giúp bé nhanh khỏi bệnh, hạn chế bệnh tái lại.

Vận động thường xuyên

Vận động, tập thể dục thường xuyên là cách tốt nhất giúp trẻ tăng sức đề kháng và cải thiện sức khỏe. Cha mẹ có thể cho trẻ tham gia các môn thể thao, vận động ngoài trời phù hợp với độ tuổi, tình trạng sức khỏe và sở thích để trẻ. Đây là cách giúp trẻ có thể tự tin chiến thắng được sự tác động của các yếu tố nguy cơ gây bệnh.

Bổ sung chế độ dinh dưỡng tăng sức đề kháng

Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe của trẻ em. Để cơ thể khỏe mạnh và nhanh chóng phục hồi sức khỏe, cha mẹ cần cung cấp cho trẻ chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng.

Thực đơn hàng ngày cần lưu ý đầy đủ những dưỡng chất như đạm, chất béo, chất xơ, tinh bột đồng thời bổ sung các vitamin, khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Chuẩn bị sẵn các thiết bị cần thiết cho bệnh hen suyễn trẻ em

Bệnh hen suyễn ở trẻ em là một trong những bệnh lý rất dễ tái đi tái lại vào thời điểm giao mùa. Vì vậy, gia đình có trẻ có tiền sử hen suyễn nên chuẩn bị sẵn các thiết bị hỗ trợ hay các loại thuốc để hỗ trợ trẻ chiến đấu với bệnh lý này.

Trẻ bị hen suyễn cần luôn mang theo mình thuốc phòng ngừa hen dạng uống hoặc dạng xông xịt. Cách sử dụng và liều lượng dùng cần theo hướng dẫn sử dụng của bác sĩ chuyên khoa.

Ngoài ra, gia đình nên chuẩn bị sẵn một máy xông khí dung tại nhà để hỗ trợ trẻ khi chớm bệnh. Máy xông khí dung Moaz BeBe MB – 051 là lựa chọn tối ưu được nhiều bác sĩ khuyên dùng với trẻ thường xuyên mắc các bệnh lý hô hấp.

Sở hữu một máy thở khí dung cho bé giúp gia đình chủ động sử dụng để dục khí các dung dịch thông đường thở theo đơn thuốc của bác sĩ. Không chỉ bệnh hen suyễn, máy xông khí dung còn dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ khác như viêm phế quản, viêm mũi, viêm họng…

Máy xông khí dung Moaz BeBe cần thiết cho gia đình có trẻ nhỏ

Máy xông khí dung Moaz BeBe cần thiết cho gia đình có trẻ nhỏ

Trong trường hợp trẻ hen suyễn bội nhiễm sẽ kèm theo tình trạng sốt từ nhẹ đến nặng. Vì vậy, gia đình có trẻ nhỏ nên chuẩn bị sẵn nhiệt kế kỹ thuật số để đo nhiệt độ cho trẻ khi cần. Cha mẹ có thể tìm hiểu về dòng nhiệt kế kỹ thuật số Moaz BeBe Mb – 040 để chọn mua cho bé yêu. Mẫu nhiệt kế này có giá thành phải chăng sử dụng công nghệ cảm biến nhiệt đo nhiệt độ giúp hiển thị kết quả nhanh chóng và chuẩn xác nhất.

Sử dụng nhiệt kế kỹ thuật số MoazBeBe Mb - 040

Sử dụng nhiệt kế kỹ thuật số MoazBeBe Mb – 040

Bài viết trên là những chia sẻ chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng chống bệnh hen suyễn trẻ em. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp các phụ huynh chủ động hơn chăm sóc sức khỏe cho bé yêu.

 

 

 

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý