SELECT MENU

Bệnh ngộ độc thức ăn trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý

Moaz BéBé - - 144
Share:

Bệnh ngộ độc thức ăn trẻ em là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây theo đường tiêu hoá. Bệnh lý này dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Để hiểu hơn về dấu hiệu, cách điều trị và phòng chống bệnh lý này, mời cha mẹ tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây.

Bệnh ngộ độc thức ăn trẻ em

Trước khi tìm hiểu cách chữa bệnh ngộ độc thức ăn, các bậc cha mẹ cần nắm rõ bệnh lý là gì, dấu hiệu như thế nào và đối tượng nào dễ bị mắc bệnh để biết cách phòng chống và điều trị bệnh hợp lý.

Bệnh ngộ độc thức ăn trẻ em là gì?

Bệnh ngộ độc thức ăn là bệnh nhiễm trùng nguy hiểm lây qua đường tiêu hóa. Bệnh lý này thường khởi phát đột ngột sau khi trẻ ăn phải loại thức ăn có độc tố hay bị ô nhiễm bởi vi sinh vật.

Thức ăn nhiễm vi khuẩn hay độc tố chính là nguyên nhân lớn nhất gây ngộ độc. Có nhiều loại vi khuẩn dẫn đến tình trạng này như khuẩn tả, độc tố tụ cầu vàng, E.Coli, Rotavirus… Các bậc phụ huynh cần chú ý theo dõi dấu hiệu, triệu chứng bệnh để có cách điều trị bệnh sớm, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Dấu hiệu, triệu chứng bệnh ngộ độc thức ăn

Những biểu hiện của bệnh ngộ độc thức ăn tùy theo cơ địa của trẻ và nguyên nhân gây bệnh sẽ có sự khác biệt. Nhìn chung, những dấu hiệu của bệnh ngộ độc thức ăn ở trẻ phổ biến nhất phải kể đến như:

  • Buồn nôn: Sau khi ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn, trẻ thường sẽ cảm thấy buồn nôn và nôn ngay sau vài phút hoặc vài giờ nạp thức ăn vào cơ thể.
  • Đau bụng, tiêu chảy nhiều lần: Trẻ đại tiện ở dạng lỏng nhiều lần trong ngày, bụng đau quằn quại và đi ngoài có thể lẫn máu.
  • Sốt cao: Triệu chứng của bệnh ngộ độc thức ăn thường là sốt cao trên 38 độ, sốt có thể kéo dài cho đến khi các dấu hiệu ngộ độc thuyên giảm.
  • Mệt mỏi: Trẻ có thể mệt lả hoặc nặng hơn là rơi vào tình trạng hôn mê nếu ngộ độc nặng.

Thông thường, triệu chứng của bệnh ngộ độc thức ăn nôn và đau bụng nguyên nhân chủ yếu do độc tố gây ra. Nếu nguyên nhân ngộ độc do vi khuẩn, triệu chứng nổi bật nhất là đi ngoài nhiều lần trong ngày dẫn đến mất nước và điện giải. Dấu hiệu sốt và đại tiện phân kèm máu là tình trạng nguy hiểm gây nhiễm khuẩn tổn thương ruột.

Đối tượng dễ mắc bệnh ngộ độc thức ăn

Bệnh ngộ độc thức ăn thường gặp ở trẻ nhỏ có sức đề kháng kém, suy giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng. Ngoài ra, trẻ em sống trong khu vực thiếu vệ sinh, gần nguồn nước bẩn, vệ sinh kém thường có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn.

Ngộ độc thức ăn thường gặp ở trẻ nhỏ

Ngộ độc thức ăn thường gặp ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân gây ra bệnh ngộ độc thức ăn

Nguyên nhân gây ra bệnh ngộ độc thức ăn cụ thể bao gồm:

  • Vi khuẩn Salmonella gây bệnh thương hàn khiến trẻ ngộ độc có triệu chứng choáng váng, nôn ói, tiêu chảy, sốt.
  • Vi khuẩn Clostridium botulinum thường xuất hiện trong thịt cá bị ôi thiu khi ăn phải gây phá hủy hệ thần kinh trung ương, biến chứng tử vong.
  • Vi nấm Aflatoxin xuất hiện trên các loại hạt bị nấm mốc.
  • Độc tố tụ cầu Staphylococcus thường có trong sữa, thịt gia cầm chưa được nấu chín ăn phải khiến mạch đập nhanh, tiêu chảy cấp.
  • Virus viêm gan A thường có trong rau sống, thịt nguội, sò ốc ở vùng nước bẩn.
  • Sán lá gan trong cá món chế biến từ gỏi cá, ốc chưa chín, cá nướng.
  • Kim loại nặng lẫn trong thực phẩm.
  • Thực phẩm còn tồn dư của thuốc bảo vệ thực vật.
  • Những chất bảo quản, chất phụ gia thực phẩm quá hạn sử dụng hay quá liều lượng.

Biến chứng ngộ độc thức ăn

Ngộ độc thức ăn ở trẻ nhỏ nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe bao gồm:

  • Rối loạn thần kinh: Đây là biến chứng nguy hiểm của ngộ độc thực phẩm khiến trẻ bị giảm tầm nhìn, khó nói, nói ngọng hoặc tê liệt cơ mặt.
  • Rối loạn tim mạch: Ngộ độc không được điều trị sớm khiến trẻ bị rối loạn nhịp tim, thở nhanh, thở gấp và đau ngực.
  • Bệnh tiêu hóa: Tình trạng ngộ độc dẫn đến đại tiện ra máu và chất nhầy, đau bụng quằn quại khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
  • Suy giảm miễn dịch: Hệ miễn dịch của trẻ bị ngộ độc thực phẩm bị suy giảm nghiêm trọng, đặc biệt là ở những trẻ dưới 3 tuổi.
Ngộ độc thức ăn dẫn đến nhiều biến chứng về tiêu hóa

Ngộ độc thức ăn dẫn đến nhiều biến chứng về tiêu hóa

Cách phòng chống bệnh ngộ độc thức ăn

Ngoài cách điều trị bệnh ngộ độc thức ăn, tìm hiểu cách phòng chống bệnh lý này cũng là điều các bậc cha mẹ thường quan tâm. Để tránh bệnh gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý kỹ những vấn đề sau:

  • Lựa chọn nguồn gốc thực phẩm: Chú ý chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, xem hạn sử dụng trước khi mua, tránh chọn những thực phẩm có nguy cơ nhiễm chất độc hóa học, tàn dư thuốc trừ sâu.
  • Bảo quản thực phẩm đúng cách: Các thực phẩm sau khi mua cần bảo quản ở nhiệt độ thích hợp và chỉ trong một khoảng thời gian nhất định. Thực phẩm tươi sống không nên để ở nhiệt độ bên ngoài quá một giờ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Chế biến thức ăn kỹ càng: Thức ăn của trẻ cần được chế biến kỹ, nấu chín để đảm bảo an toàn. Cha mẹ cần lưu ý rửa tay sạch trước khi chế biến món ăn đồng thời làm sạch nguyên liệu trước khi nấu.
  • Ăn chín uống sôi: Trẻ nhỏ chỉ nên ăn các món ăn đã chín hoàn toàn, uống nước đun sôi để nguội để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Bệnh ngộ độc thức ăn chủ yếu đến từ thực phẩm, nguồn nước sử dụng bị nhiễm khuẩn. Vì vậy, để đảm bảo an toàn mỗi gia đình nên thực hiện chế độ ăn chín uống sôi để hạn chế tối đa tình trạng ngộ độc thực phẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Sử dụng bình đun nước thông minh thế hệ mới Moaz BeBe MB-055 đang là xu hướng mới được nhiều gia đình lựa chọn.

Bình đun nước thông minh thế hệ mới có tính năng khử Clo giúp nước sau khi đun có được sự tinh khiết hoàn hảo nhất. Với chiếc bình nhỏ gọn này, cha mẹ có thể đun nước pha sữa cho bé đảm bảo nhiệt độ vừa đủ nhờ tính năng điều chỉnh nhiệt độ linh hoạt.

Mẫu bình đun nước thông minh thế hệ mới Moaz BeBe MB – 055

Mẫu bình đun nước thông minh thế hệ mới Moaz BeBe MB – 055

Cách chữa bệnh ngộ độc thức ăn

Cách trị bệnh ngộ độc thức ăn còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và các triệu chứng của bệnh ngộ độc mà trẻ đang mắc phải. Nếu ngộ độc nhẹ, trẻ thường có thể tự khỏi khi được chăm sóc đúng cách hay sử dụng các bài thuốc dân gian để hỗ trợ điều trị. Tuy nhiên, trong trường hợp ngộ độc nặng với những triệu chứng nguy hiểm, trẻ cần được đưa đến bệnh viện ngay để bác sĩ thăm khám và có phác đồ chữa trị phù hợp.

Cây thuốc nam chữa bệnh ngộ độc thức ăn

Các cây thuốc nam chữa bệnh ngộ độc thức ăn cho trẻ cha mẹ có thể tham khảo như sau:

  • Cây húng quế: Húng quế có đặc tính kháng khuẩn và giảm triệu chứng khó chịu ở dạ dày. Mẹ có thể cho bé uống nước ép húng quế kết hợp thêm chút mật ong nguyên chất để cải thiện tình trạng bệnh.
  • Thì là Ai Cập: Đây là loại hạt giàu dưỡng chất rất thích hợp để trẻ bổ sung năng lượng sau khi ngộ độc. Trẻ có thể uống trà thì là hoặc nghiền nát thì là thành bột và trộn chung vào thức uống.
  • Bạc hà: Bạc hà có tác dụng làm dịu dạ dày, giảm viêm và loại bỏ độc tố từ thức ăn hiệu quả. Thưởng thức trà bạc hà là cách tốt nhất giúp đường tiêu hóa của trẻ dễ chịu hơn sau triệu chứng ngộ độc.

Chữa ngộ độc thức ăn cho trẻ thể nặng

Nếu trẻ gặp các triệu chứng ngộ độc nặng như nôn ói, tiêu chảy liên tục, cơ thể mệt mỏi cần được chữa trị nhanh chóng tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • Bổ sung điện giải: Trẻ ngộ độc sẽ bị mất nhiều nước nên cha mẹ cần cho trẻ bù nước và điện giải. Trẻ nên uống từ từ, tránh uống lượng lớn nước hay uống liên tục dẫn đến nôn ói.
  • Đưa trẻ đến bệnh viện: Nếu tình trạng ngộ độc thức ăn không có dấu hiệu thuyên giảm, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và hỗ trợ y tế kịp thời, đề phòng những biến chứng nguy hiểm.
Trẻ quấy khóc, khó chịu cần đi khám bác sĩ và điều trị sớm

Trẻ quấy khóc, khó chịu cần đi khám bác sĩ và điều trị sớm

Chăm sóc người bệnh ngộ độc thức ăn

Chăm sóc người bệnh ngộ độc thức ăn cần lưu ý tuân thủ theo phác đồ điều trị và tư vấn của bác sĩ. Trẻ cần được bù nước đúng cách như sử dụng dung dịch Oresol đồng thời kết hợp bổ sung thêm nước đun sôi để nguội, nước hoa quả, cháo loãng để cung cấp thêm dưỡng chất cho cơ thể.

Trong trường hợp trẻ tiêu chảy nhiều và sốt cao, cha mẹ cần lưu ý sử dụng thuốc hạ sốt đúng với độ tuổi của trẻ. Nếu trong quá trình chăm sóc tại nhà, các triệu chứng mất nước, tiêu chảy hay sốt không thuyên giảm trẻ cần được tái khám để bác sĩ kiểm tra lại và có phương án điều trị mới phù hợp với tình trạng bệnh.

Cách phòng chống bệnh ngộ độc thức ăn tốt nhất là đảm bảo môi trường sống quanh trẻ luôn sạch sẽ. Hiện nay, nhiều gia đình lựa chọn sử dụng máy tiệt trùng sấy khô tia UVC Mini Moaz BeBe MB – 050 để bảo vệ không gian sống an toàn, sạch sẽ cho trẻ.

Đây là dòng tủ tiệt trùng thế hệ mới với dung tích khá nhỏ gọn, thiết kế hiện đại và tinh tế được người dùng đánh giá cao. Sản phẩm sở hữu nhiều tính năng thông minh như tự động sấy khô và tiệt trùng toàn diện 360 độ.

Không chỉ làm sạch bình sữa, máy tiệt trùng sấy khô tia UVC Mini còn được ứng dụng để tiệt trùng các vật dụng ăn dặm hay đồ chơi, vật dụng nhỏ cho bé. Nhờ các vật dụng ăn uống cho trẻ luôn được tiệt trùng, cha mẹ sẽ an tâm hơn trong việc chăm sóc cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ.

may tiet trung sya kho uvc mini

Bài viết trên là những chia sẻ về bệnh ngộ độc thức ăn và những thông tin liên quan. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích giúp các bậc cha mẹ chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe cho bé yêu.

 

 

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý