SELECT MENU

Bệnh rôm sảy ở trẻ em khi chăm sóc các mẹ cần lưu ý những gì?

Moaz BéBé - - 178
Share:

Thời tiết nắng nóng của mùa hè là điều kiện để nhiều bệnh lý phát triển, trong đó có bệnh rôm sảy ở trẻ em. Tình trạng này có thể tái đi tái lại nhiều lần, gây khó chịu cho bé và ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không điều trị đúng cách. Để tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này, bố mẹ hãy theo dõi thông tin dưới đây nhé. 

Tổng quan về bệnh rôm sảy ở trẻ em

Bệnh rôm sảy là gì? Bệnh rôm sảy là tình trạng tuyến mồ hôi bị bít tắc gây ra sự ứ đọng của mồ hôi, khiến làn da bị viêm đồng thời xuất hiện các đốm nhỏ màu hồng.

Bệnh rôm sảy ở trẻ nhỏ

Bệnh rôm sảy ở trẻ nhỏ

Bệnh lý này thường gặp ở trẻ nhỏ, khi tuyến mồ hôi chứa phát triển hoàn thiện. Thời tiết nắng nóng, mồ hôi tiết ra không được điều tiết tốt đẩy ra ngoài, nên khả năng gặp tình trạng bít tắc tuyến mồ hôi. 

Thông thường bệnh lý này rất dễ điều trị, xử lý. Các vết rôm sảy sẽ dịu xuống khi gặp thời tiết mát. Nhưng nếu không điều trị đúng cách, rôm sảy có thể gây mẩn ngứa khó chịu. Khi bé gãi các vết trầy xước có thể bị vi khuẩn xâm nhập tạo ra mụn nhọt tình trạng nặng. 

Nguyên nhân bệnh rôm sảy ở trẻ em

Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng rôm sảy ở trẻ em được kể đến như:

Bệnh thường gặp khi thời tiết năng nóng

Bệnh thường gặp khi thời tiết năng nóng

  • Tuyến mồ hôi chưa phát triển, khiến mồ hôi trong cơ thể không được đào thải hết gây bít tắc tuyến mồ hôi. 
  • Trẻ mặc quần áo nhiều, chất liệu quần áo không thấm hút mồ hôi. 
  • Trẻ bị sốt.
  • Thời tiết nóng kích thích cơ thể tiết mồ hôi, khiến tuyến mồ hôi phát triển quá mức. 
  • Do trẻ vận động nhiều.
  • Trẻ sơ sinh nằm lâu trên giường. 

Triệu chứng bệnh rôm sảy ở trẻ em

Trẻ em xuất hiện các mụn nước nhỏ mọc thành từng mảng.

Dấu hiệu rôm sảy

Dấu hiệu rôm sảy

Mụn gây ngứa, trẻ quấy khóc và khó chịu.

Trẻ gãi có thể gây trầy xước da, vi khuẩn xâm lấn tạo ra các mụn mủ hay nhọt trên da.

Vị trí thường gặp là nơi tiết ra nhiều mồ hôi như ở trán, cổ, vai, ngực và lưng.

Mụn rôm sảy có các dấu hiệu tương đương bệnh như sốt phát ban, ban dị ứng…

Rôm sảy được chia làm 3 hình thái dựa vào độ sâu của các ống dẫn mồ hôi bị tắc nghẽn:

  • Rôm sảy dạng tinh thể: Dạng này thường gặp ở trẻ sơ sinh, do ảnh hưởng các tuyến mồ hôi tầng trên cùng của da. Mụn nước, bóng và dễ vỡ. 
  • Rôm sảy đỏ (rôm sảy gai): Đây là dạng rôm sảy hay gặp nhất, có thể gặp ở tất cả mọi lứa tuổi, xuất hiện sâu trong da. Vùng da bị ảnh hưởng xuất hiện những mẩn đỏ, ngứa hoặc cảm giác như kiến cắn.
  • Rôm sảy sâu: Tình trạng này xảy ra khi tuyến mồ hôi bị tổn thương nặng. Rôm sảy kéo dài làm ảnh hưởng đến tầng sâu nhất của da. Nhưng tình trạng này cũng thường ít gặp nhất. 

Hình ảnh bệnh rôm sảy ở trẻ em

Điều trị bệnh rôm sảy cho trẻ nhỏ

Điều trị bệnh rôm sảy cho trẻ nhỏ

Cách trị bệnh rôm sảy ở trẻ em hiện nay

Bệnh rôm sảy ở trẻ em không quá nguy hiểm và có thể điều trị ngay tại nhà bằng nhiều phương pháp. Dưới đây là một số lưu ý khi điều trị rôm sảy cho trẻ em bố mẹ cần biết: 

Cách điều trị bằng thuốc

3 loại thuốc trị rôm sảy được nhiều mẹ sử dụng hiện nay giúp giảm ngứa, giảm khô rát da, thúc đẩy phục hồi da nhanh chóng như: Kem bepanthen, Yoosun rau má, Kem em bé. 

Tuy nhiên, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để bôi đúng cách, tránh bôi quá liệu lượng gây phản tác dụng. 

Cách điều trị tại nhà

Rôm sảy hoàn toàn có thể điều trị tại nhà bằng các phương pháp dân gian hoặc chú ý đến sinh hoạt của trẻ. 

Một số các phương pháp dân gian thường được áp dụng như: 

  • Tắm lá khế 
  • Tắm nước mướp đắng
  • Tắm lá dâu
  • Tắm nước gừng tươi
  • Tắm nước cây sài đất
  • Tắm nước chanh tươi

Ngoài ra mẹ kết hợp thay đổi môi trường sống và ăn uống cho bé để tình trạng nhanh chóng được cải thiện.

Mụn mẩn đỏ mọc thành từng mảng

Mụn mẩn đỏ mọc thành từng mảng

  • Cho bé nằm phòng điều hòa: Thời tiết, môi trường mát mẻ sẽ giúp tình trạng mụn rôm sảy của bé thuyên giảm. 
  • Tắm rửa hằng ngày cho trẻ: Tắm cho trẻ giúp làm sạch và thông thoáng tuyến mồ hôi, giảm sự khó chịu, ngứa ngáy cho bé. 
  • Cho bé ăn uống đồ mát: Bố mẹ cũng nên cho bé ăn những đồ thanh mát như nước cam, chanh…giúp điều hòa thân nhiệt từ bên trong, hỗ trợ giúp rôm sảy nhanh khỏi.
  • Không cho bé tiếp xúc ánh nắng mặt trời
  • Hạn chế bé hoạt động quá nhiều, chơi tại nơi không khí có nhiều bụi bẩn, khiến vi khuẩn bám dính lên phần da nổi mẩn. 
  • Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt. 
  • Trẻ sơ sinh không nên để nằm một chỗ trên giường

Trẻ bị rôm sảy không nên ăn gì và không nên ăn gì để mau khỏi bệnh ?

Tuyệt đối không cho trẻ ăn đồ cay nóng, khiến tình trạng mụn nặng hơn. 

Bố mẹ có thể bổ sung cho trẻ một số thực phẩm sau đây: Nước rau má, nước râu ngô, bột sắn dây, quả cam, dâu tây, dưa leo, đậu xanh, rau Dền, khoai lang…

Các đồ ăn có tính hàn sẽ giúp cần bằng nhiệt đồ cơ thể cho trẻ, từ đó các vết mụn rôm sảy sẽ giảm dần và biến mất. Ăn đồ ăn thanh mát vào mùa hè cũng giúp cơ thể thoải mái, giảm tiết mồ hôi là nguyên nhân chính gây rôm sảy. 

Mùa hè này nếu bé có tình trạng rôm sảy thì bố mẹ cũng đừng lo lắng quá nhé. Hãy thực hiện các biện pháp trên để bảo vệ sức khỏe và làn da của bé yêu. 

Đánh giá bài viết

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý