SELECT MENU

Bệnh tiêu chảy nguy hiểm không? Bị lây không? Qua đường nào?

Moaz BéBé - - 146
Share:

Bệnh tiêu chảy có nguy hiểm không? Có lây không? Lây qua đường nào? Nội dung bài viết sau đây Moazbebe xin chia sẻ quý khách hàng thông tin chính xác giúp bà mẹ nắm bắt thông tin nhé.

Bệnh tiêu chảy có nguy hiểm không?

Bệnh tiêu chảy nguy hiểm như thế nào tùy thuộc vào từng cấp độ bệnh. Nhìn chung, bệnh tiêu chảy sẽ được chia làm hai cấp độ như sau:

Cấp độ nhẹ

Bệnh tiêu chảy cấp độ nhẹ đa số không gây nguy hiểm nhiều đến sức khỏe. Ở cấp độ này, khối lượng phân mỗi ngày sẽ chỉ từ khoảng 250ml đến 1 lít mỗi ngày tùy theo thể trạng người bệnh. Hiện tượng tiêu chảy cấp độ nhẹ đa số có thể tự khỏi sau khi trẻ ngừng ăn những thực phẩm gây tiêu chảy và các vi khuẩn gây bệnh được đào thải hết ra bên ngoài.

Cấp độ nặng

Cấp độ nặng là tình trạng tiêu chảy kéo dài từ 2 – 4 tuần khiến cơ thể mất nước nghiêm trọng. Ở trẻ em, bệnh tiêu chảy trẻ em kéo dài rất nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Ở cấp độ này, trẻ có thể gặp phải những triệu chứng như cơ thể mệt mỏi, lả người, môi khô tím tái, mắt sâu trũng lờ đờ, ngủ li bì khó gọi tỉnh.

Tiêu chảy khiến trẻ mệt mỏi và kiệt sức

Tiêu chảy khiến trẻ mệt mỏi và kiệt sức

Hậu quả việc chủ quan khi bị tiêu chảy ở trẻ em

Để biết bệnh tiêu chảy có nguy hiểm không cha mẹ cần nắm rõ những hậu quả có thể xảy ra với trẻ nhỏ khi chủ quan trong điều trị. Biểu hiện tiêu chảy thường thấy ở trẻ là cảm giác sôi bụng, đi ngoài phân lỏng nhiều lần, nôn nhiều, toàn thân mệt mỏi và kiệt sức. Ngoài những triệu chứng ban đầu kể trên, về lâu dài tiêu chảy cấp sẽ gây ra những hậu quả như sau:

Mất nước

Tiêu chảy dẫn đến trẻ bị đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày. Điều này dẫn đến lượng nước và khoáng chất trong cơ thể hao hụt nghiêm trọng. Nước là thành phần chiếm đến 75% khối lượng cơ thể nên việc thiếu nước sẽ ảnh hưởng đến các chức năng của các cơ quan bên trong.

Trẻ bị tiêu chảy gây mất nước có thể dễ dàng nhận biết qua những dấu hiệu bao gồm:

  • Thường xuyên khát nước, môi khô khốc có dấu hiệu nứt nẻ
  • Da khô, nhăn nheo
  • Cơ thể mệt mỏi, kiệt sức, đứng không vững
  • Trẻ không quấy khóc, có hiện tượng lả đi, ngủ li bì

Mất cân bằng điện giải

Điện giải đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể. Tiêu chảy kéo dài sẽ kéo theo cơ thể bị thiếu hụt hàng loạt các chất điện giải quan trọng như natri, magie, canxi, clorua… Khi điện giải thiếu hụt, hoạt động của các cơ quan trong cơ thể bị đình trệ khiến cơ thể trẻ mệt mỏi, thiếu sức sống.

Chức năng não bộ bị ảnh hưởng

Nếu trong quá trình mang thai, người mẹ bị tiêu chảy cấp tính kéo dài có thể khiến chức năng não bộ của thai nhi gặp nhiều ảnh hưởng. Vì vậy, để đảm bảo an toàn phụ nữ mang thai nên chú ý chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa.

Suy dinh dưỡng

Tiêu chảy cấp kéo dài chính là một trong những nguyên nhân gây suy dinh dưỡng. Tiêu chảy làm ức chế, giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng khiến cơ thể mệt mỏi, xanh xao, khó tăng cân.

Trẻ bị viêm phổi có nguy cơ mắc phải nhiều biến chứng nặng nề. Bệnh gây suy giảm miễn dịch khiến trẻ dễ mắc phải các bệnh lý nghiêm trọng khác như bệnh về đường hô hấp, viêm phổi, viêm phế quản… Vì vậy, khi trẻ bắt đầu có triệu chứng tiêu chảy quá 3 ngày, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa nhi để được tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.

Bệnh tiêu chảy trẻ em dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch

Bệnh tiêu chảy trẻ em dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch

Bệnh tiêu chảy có lây không? Lây qua đường nào?

Bệnh tiêu chảy có lây không và lây qua đường nào là câu hỏi nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Có thể nói tiêu chảy là căn bệnh lây lan khá nhanh và lây truyền chủ yếu qua đường tiêu hóa như thức ăn, nguồn nước bị nhiễm khuẩn.

Nếu trong gia đình hay khu vực xung quanh có nhiều người bị tiêu chảy, nguyên nhân gây tiêu chảy rất có thể đến từ nguồn nước. Vì vậy, cha mẹ nên chuẩn bị sẵn máy đun nước khử khuẩn, tiệt trùng sấy khô để đảm nguồn nước sạch sẽ cho trẻ sử dụng.

Máy tiệt trùng sấy khô và đun nước đa năng Moaz BeBe MB – 046 là gợi ý được nhiều mẹ bỉm sữa tin dùng. Chỉ với một chiếc máy nhỏ gọn, mẹ có thể dùng để đun nước khử Clo pha sữa cho bé, tiệt trùng và sấy khô bình sữa hay các dụng cụ ăn dặm. Ngoài ra, thiết bị còn có thể sử dụng để chưng yến, hầm chè hay hâm sữa rất tiện lợi.

Máy tiệt trùng sấy khô và đun nước đa năng Moaz BeBe MB – 046

Máy tiệt trùng sấy khô và đun nước đa năng Moaz BeBe MB – 046

Bài viết trên là những chia sẻ về bệnh tiêu chảy có nguy hiểm không và những thông tin liên quan về bệnh lý này. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích giúp cha mẹ có thêm hiểu biết về bệnh tiêu chảy đồng thời biết cách đồng hành chăm sóc sức khỏe cho bé yêu.

 

 

 

 

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý