SELECT MENU

Bệnh viêm họng trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Moaz BéBé - - 134
Share:

Bệnh viêm họng trẻ em là bệnh lý gặp phải do nhiễm khuẩn Streptococcus nhóm A. Trẻ bị viêm họng sẽ có biểu hiện sốt cao, đau họng và nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ. Cùng tìm hiểu chi tiết nhất về bệnh lý này trong bài viết dưới đây.

Bệnh viêm họng hạt ở trẻ em

Trước khi tìm hiểu sâu hơn về bệnh viêm họng hạt ở trẻ em, mời cha mẹ tham khảo nội dung về bệnh viêm họng hạt là gì và phân loại các bệnh viêm họng thường gặp ở trẻ nhỏ.

Bệnh viêm họng hạt trẻ em là gì?

Bệnh viêm họng hạt ở trẻ em nguyên nhân là do sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus dẫn đến tình trạng viêm nhiễm kéo dài gây ảnh hưởng đến vùng hầu họng và amidan.

Các tế bào lympho làm việc quá sức gây viêm nhiễm và phình to ra hình thành các hạt nhỏ với kích thước khác nhau trong vùng hầu họng. Bệnh viêm họng hạt xuất hiện ở mọi lứa tuổi và giới tính ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe cũng như cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Các loại bệnh viêm họng hạt ở trẻ em?

Tình trạng viêm họng hạt ở trẻ nhỏ thường kéo dài nếu không được điều trị dứt điểm. Bệnh thường gặp ở những trẻ sinh non hay trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu. Đặc biệt, bệnh lý này rất dễ xuất hiện khi thời tiết chuyển lạnh hoặc trong những thời điểm giao mùa. Theo các bác sĩ nhi giàu kinh nghiệm, bệnh viêm họng hạt ở trẻ được chia ra làm hai loại như sau:

Viêm họng hạt cấp tính

Đây là giai đoạn khởi phát của bệnh viêm họng hạt và chưa có nhiều triệu chứng nghiêm trọng. Ở giai đoạn này, các bậc cha mẹ đa số thường chủ quan và tự ý mua, sử dụng thuốc tại nhà cho trẻ.

Việc không được thăm khám và điều trị kịp thời ở giai đoạn đầu khiến bệnh viêm họng hạt càng diễn biến nặng hơn dẫn đến tình trạng khó kiểm soát. Vì vậy, khi xuất hiện những triệu chứng bệnh ở giai đoạn viêm họng hạt cấp tính cha mẹ nên đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời.

Viêm họng hạt mạn tính

Viêm họng hạt cấp tính khi không được điều trị kịp thời và dứt điểm sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính. Thông thường, thời gian chuyển biến của bệnh lý này sẽ khoảng 3 tuần tùy trường hợp. Viêm họng hạt mạn tính thường khá nguy hiểm và khó điều trị dứt điểm. Bệnh lý này rất dễ tái lại gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

Viêm họng hạt ở trẻ nhỏ cần điều trị dứt điểm

Viêm họng hạt ở trẻ nhỏ cần điều trị dứt điểm

Dấu hiệu và triệu chứng bệnh viêm họng hạt

Bệnh viêm họng ở trẻ em tùy theo độ tuổi và tình trạng sức khỏe mà các dấu hiệu, triệu chứng sẽ khác nhau. Các dấu hiệu phổ biến nhất thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị viêm họng phải kể đến như sau:

  • Hình ảnh của bệnh viêm họng hạt là amidan trong họng sưng đỏ, có đốm trắng. Đây là dấu hiệu gần như mọi trẻ viêm họng hạt đều có.
  • Trẻ thường bị sốt khoảng 38 – 39 độ kèm theo cảm giác ớn lạnh khi sốt.
  • Những tuyến dưới hàm có triệu chứng đau nhức và sưng tấy gây khó chịu.
  • Trẻ gặp tình trạng khó ăn uống, khó nuốt, đau đầu, đau bụng và nôn mửa.
  • Một số trẻ sẽ bị nổi ban đỏ quanh cơ thể sau khi điều trị bằng kháng sinh.

Những trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mới biết đi khi bị viêm họng thường triệu chứng sẽ chỉ có sốt và chảy nước mũi. Những triệu chứng khó chịu do viêm họng gây ra khiến trẻ cáu kỉnh, quấy khóc và biếng ăn.

Các triệu chứng bệnh viêm họng hạt kể trên có thể xuất hiện cùng lúc hoặc riêng lẻ, mức độ nhẹ hoặc nặng tùy trường hợp. Cha mẹ cần theo dõi kỹ để nhận biết các dấu hiệu nguy hiểm và đưa trẻ đến địa chỉ phòng khám, bệnh viện uy tín nhằm thăm khám, điều trị kịp thời.

Trẻ viêm họng hạt thường sốt cao, quấy khóc khó chịu

Trẻ viêm họng hạt thường sốt cao, quấy khóc khó chịu

Biến chứng của bệnh viêm họng hạt trẻ em

Ngoài tìm hiểu các dấu hiệu bệnh viêm họng ở trẻ em, bệnh lý này có những biến chứng nào cũng là câu hỏi khiến nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Bệnh viêm họng hạt không quá nguy hiểm nhưng nếu điều trị không dứt điểm sẽ khiến tình trạng bệnh tái lại đồng thời là nguyên nhân dẫn đến khởi phát nhiều bệnh lý khác.

Nhìn chung, bệnh viêm họng ở trẻ em có thể dẫn đến một số biến chứng phổ biến như sau:

  • Trẻ bị xuất hiện tình trạng nhiễm trùng ở hầu họng, sưng amidan hay áp xe.
  • Trẻ dễ mắc phải những bệnh lý liên quan về hô hấp như bệnh viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tai, viêm phổi….
  • Viêm họng tái đi tái lại thường xuyên có thể dẫn đến triệu chứng trẻ ho ra máu rất nguy hiểm.
  • Bệnh viêm họng cấp kéo dài dẫn đến hình thành các bệnh lý như viêm khớp hay viêm cầu thận.

Bệnh viêm họng hạt ở trẻ liên quan đến hệ hô hấp nên có những diễn biến bệnh khá phức tạp. Bệnh xuất hiện ở trẻ độ tuổi càng nhỏ thì diễn biến càng nhanh và cần được phát hiện, điều trị sớm.

Bệnh viêm họng hạt gây nhiều biến chứng về đường hô hấp

Bệnh viêm họng hạt gây nhiều biến chứng về đường hô hấp

Nguyên nhân bệnh viêm họng hạt trẻ em

Bệnh viêm họng ở trẻ xảy ra do nhiều nguyên nhân. Hiện nay, có hai nguyên nhân chính dẫn đến bệnh lý này là nguyên nhân trực tiếp từ vi khuẩn, virus và nguyên nhân gián tiếp từ những yếu tố bên ngoài.

Viêm họng do vi khuẩn, virus và nấm mốc

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh viêm họng ở trẻ là virus, vi khuẩn, nấm mốc. Khi được tạo điều kiện thuận lợi, chúng sẽ tấn công phá hủy tế bào niêm mạc họng dẫn đến tình trạng bội nhiễm. Những lympho lúc này cần hoạt động liên tục dẫn đến bị phình to ra tạo thành bệnh viêm họng hạt.

Viêm họng do bệnh lý

Trẻ em có tiền sử mắc một số bệnh lý dưới đây sẽ có nguy cơ cao bị viêm họng hạt hơn hẳn so với các trẻ khỏe mạnh. Cụ thể như sau:

  • Bệnh viêm mũi, viêm xoang: Dịch tiết của đường hô hấp có chứa lượng lớn vi khuẩn chảy từ hốc mũi xuống họng khiến niêm mạc mất lớp chất nhầy tự nhiên và ảnh hưởng đến khả năng tự làm sạch của mũi tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công.
  • Trào ngược dạ dày: Trẻ em bị trào ngược dạ dày thường dễ bị tổn thương niêm mạc họng tăng nguy cơ mắc bệnh viêm họng hạt.
  • Bệnh hô hấp: Trẻ thường xuyên mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, viêm amidan sẽ làm tăng tỷ lệ viêm họng hạt tái lại.

Viêm họng do vệ sinh cá nhân không đúng cách

Trẻ nhỏ không đánh răng, súc miệng thường xuyên hay dùng bàn chải không phù hợp sẽ khiến niêm mạc họng bị tổn thương. Điều này vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh dễ dàng tấn công vào khu vực mũi họng gây bệnh viêm họng hạt.

Viêm họng do môi trường

Ngoài những yếu tố kể trên, trẻ có thể gặp biểu hiện của bệnh viêm họng hạt do yếu tố môi trường. Đây chính là nguyên nhân gián tiếp gây ra tình trạng bệnh viêm họng. Môi trường sinh hoạt ô nhiễm, hóa chất độc hại nhiều khói bụi và khói thuốc lá chính là yếu tố làm tăng nguy cơ khiến trẻ mắc bệnh viêm họng hay khiến tình trạng bệnh ngày càng tồi tệ hơn.

Viêm họng ở trẻ em chủ yếu do vi khuẩn, virus gây ra

Viêm họng ở trẻ em chủ yếu do vi khuẩn, virus gây ra

Cách trị bệnh viêm họng hạt ở trẻ em

Tùy theo nguyên nhân và triệu chứng bệnh viêm họng trẻ em mà sẽ có cách điều trị khác nhau.

Cách điều trị bệnh viêm họng ở trẻ

Nếu bệnh lý có dấu hiệu nặng dẫn đến sốt cao, bác sĩ thường sẽ kê đơn kháng sinh để giảm nhanh các triệu chứng bệnh. Để quá trình điều trị hiệu quả nhất, cha mẹ cần cho trẻ uống thuốc theo đúng phác đồ điều trị, đặc biệt không tự ý ngưng thuốc khi thấy các triệu chứng viêm họng của trẻ có dấu hiệu thuyên giảm.

Ngoài ra, nếu tình trạng viêm họng cấp khó điều trị dứt điểm bác sĩ có thể sẽ cân nhắc dùng thủ tục xâm lấn để tránh những biến chứng của bệnh lý này. Một số phương pháp thường được nhắc đến như nội soi cắt bỏ hạt, đốt hạt họng bằng nitơ lỏng, cắt amidan và VA… Tuy nhiên, thủ pháp xâm lấn để điều trị viêm họng ở trẻ nhỏ vẫn sẽ tiềm ẩn một số nguy hại đến sức khỏe của bé. Vì vật, cha mẹ cần cân nhắc kỹ và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa nhi uy tín trước khi quyết định thực hiện.

Với những trường hợp viêm họng thể nhẹ, cha mẹ có thể sử dụng các loại thuốc thảo dược an toàn hay tận dụng những nguyên liệu thiên nhiên để làm bài thuốc trị viêm họng cho trẻ. Một số cách giúp trẻ giảm triệu chứng bệnh viêm họng hạt cha mẹ có thể tham khảo như sau:

  • Lá diếp cá trị viêm họng: Dùng lá diếp cá tươi rửa sạch, vò nhẹ và cho vào máy xay nhuyễn. Cho thêm nước vo gạo hoặc nước cơm vào hòa tan cùng hỗn hợp lá diếp cá sau đó đun sôi, thêm chút đường tùy khẩu vị và tắt bếp. Cho trẻ uống nước diếp cá khi còn ấm, uống 3 lần mỗi ngày.
  • Lá tía tô trị viêm họng: Lá tía tô kết hợp với hoa khế, đường phèn giúp giảm triệu chứng ho hiệu quả. Đem rửa sạch các nguyên liệu sau đó cho chung vào một bát chưng cất trong khoảng 10 phút. Chắt lấy nước cốt và cho trẻ uống 3 lần mỗi ngày cho đến khi triệu chứng giảm hẳn.
  • Lá hẹ trị viêm họng: Lá hẹ là loại lá có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn và nâng cao hệ miễn dịch. Phần lá hẹ đem rửa sạch, cắt thành khúc và cho đường phèn giã nhuyễn vào chung một bát sau đó đem hấp cách thuỷ. Cho trẻ uống nước lá hẹ đường phèn khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày để giảm triệu chứng viêm họng.

Cách chăm sóc trẻ bị viêm họng

Các bệnh viêm họng cấp ở trẻ em thường khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu và lười ăn. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cha mẹ cần biết cách chăm sóc và hỗ trợ trẻ trong giai đoạn điều trị bệnh giúp trẻ dễ chịu hơn. Ngoài việc sử dụng các cách điều trị bệnh viêm họng ở trẻ nhỏ kể trên, cha mẹ cần lưu ý thêm những vấn đề sau:

  • Bổ sung cho trẻ các loại nước trái cây mát hay nước lọc mát để giảm tình triệu chứng đau họng.
  • Cho trẻ súc miệng bằng nước muối ấm để làm dịu phần cổ họng của trẻ.
  • Buổi sáng nên cho trẻ uống nước ấm pha mật ong đối với trẻ trên 1 tuổi giúp kháng viêm, hỗ trợ điều trị viêm họng hiệu quả.
  • Trong gia đình nên sử dụng thêm máy tạo ẩm hay máy phun sương tạo môi trường với độ ẩm phù hợp giúp đường hô hấp của trẻ dễ chịu hơn.
  • Khi trẻ viêm họng hạt bị nôn nhiều cần cho trẻ súc miệng và uống nước bù điện giải, đặt trẻ nằm kê gối đầu cao hạn chế tình trạng trào ngược.
  • Hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn mặn, cay nóng dẫn đến kích thích cơn ho.
  • Cho trẻ ăn những thực phẩm mát chế biến mềm và loãng để trẻ dễ ăn, dễ tiêu hơn.
  • Chú ý giữ ấm cho trẻ vùng cổ và bàn chân, đặc biệt là vào ban đêm.
  • Giữ vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ, đặc biệt là vùng mũi và họng.
  • Cho trẻ viêm họng hạt tái khám ngay khi xuất hiện những dấu hiệu ho kéo dài, sốt cao không hạ.
Vệ sinh răng miệng, mũi họng cho trẻ thường xuyên

Vệ sinh răng miệng, mũi họng cho trẻ thường xuyên

Cách phòng bệnh viêm họng hạt ở trẻ em

Bệnh viêm họng ở trẻ nhỏ là bệnh lý rất dễ tái lại, đặc biệt là trong những ngày thời tiết giao mùa. Một số cách phòng tránh dưới đây sẽ giúp cha mẹ bảo vệ sức khỏe cho trẻ và hạn chế những tác nhân gây bệnh lý này.

Vệ sinh mũi họng đúng cách

Vệ sinh mũi họng đúng cách sẽ giúp hạn chế tình trạng viêm họng ở trẻ tái đi tái lại. Mẹ có thể cho trẻ rửa mũi và vệ sinh họng bằng nước muối sinh lý hàng ngày. Ngoài ra, trẻ có thể sử dụng thêm một số loại thuốc vệ sinh mũi họng chuyên biệt theo chỉ định của bác sĩ tùy theo tình trạng sức khỏe.

Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ

Nguyên nhân bệnh viêm họng hạt một phần đến từ môi trường sống của trẻ. Nếu môi trường sống của trẻ ô nhiễm, nhiều khói bụi hay gia đình có người hút thuốc lá thì tỷ lệ trẻ mắc bệnh viêm họng, viêm hô hấp sẽ cao hơn.

Vì vậy, cha mẹ cần chú ý cải thiện môi trường sống cho trẻ bằng cách vệ sinh nhà cửa, chăn đệm thường xuyên. Điều này giúp vi khuẩn, virus không có môi trường trú ngụ đồng thời đảm bảo sức khỏe hệ hô hấp cho bé yêu.

Đeo khẩu trang khi ra ngoài

Đeo khẩu trang cho trẻ là điều cần thiết giúp hạn chế lây nhiễm các bệnh viêm họng hạt ở trẻ em hay bệnh lý về đường hô hấp. Ngoài ra, khẩu trang cũng là lớp chắn giúp trẻ hạn chế tiếp xúc trực tiếp với bụi bẩn, ô nhiễm, khói thuốc lá. Điều này giúp giảm tối đa các yếu tố gây bệnh hô hấp ở trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần giúp trẻ hình thành thói quen đeo khẩu trang khi ra ngoài, đặc biệt là khi đến những nơi đông người.

Chế độ dinh dưỡng và tập luyện khoa học

Chế độ dinh dưỡng và tập luyện là hai vấn đề liên quan trực tiếp đến sức khỏe, hệ miễn dịch của trẻ. Để phòng chống các bệnh viêm họng ở trẻ nhỏ, cách tốt nhất là cha mẹ cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ từ bên trong bằng chế dinh dưỡng lành mạnh và vận động khoa học.

Với trường hợp phòng bệnh viêm họng ở trẻ sơ sinh, mẹ cần cải thiện chất lượng sữa để cho trẻ bú tăng sức đề kháng tự nhiên. Nếu trẻ đã đến độ tuổi ăn dặm, mẹ nên bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết giúp tăng sức khỏe cho trẻ như  thực phẩm giàu kẽm, sắt và các vitamin giúp tăng đề kháng như Vitamin C, D, E…

Chuẩn bị máy xông khí dung tại nhà

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sức đề kháng kém thường rất dễ mắc phải các bệnh lý liên quan đến hô hấp như bệnh viêm họng mủ ở trẻ em, viêm phế quản, viêm phổi.

Nếu trẻ có tiền sử mắc bệnh hô hấp tái đi tái lại nhiều lần cha mẹ nên chuẩn bị sẵn máy xông khí dung tại nhà để dùng ngay khi có triệu chứng bệnh. Máy xông khí dung là thiết bị hỗ trợ điều trị các bệnh lý hô hấp nếu sử dụng đúng thời điểm, đúng liều lượng, tần suất cho phép.

Máy xông khí dung Moaz Bebe MB – 051 là một trong những dòng thiết bị xông được đánh giá cao hiện nay. Thiết bị này tương đối nhỏ gọn, dễ dùng và thích hợp dùng để hỗ trợ điều trị, giảm triệu chứng bệnh viêm họng ở trẻ em hay các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp.

Máy xông khí dung Moaz được tích hợp các tính năng an toàn, bảo vệ sức khỏe cho người dùng. Máy hoạt động rất êm ái với tần số tiếng ồn thấp giúp trẻ an tâm hơn khi sử dụng.

Với chất liệu bền bỉ, máy xông khí dung của Moaz có độ bền cao, khả năng chịu nhiệt tốt. Sử dụng một chiếc máy xông khí dung Moaz BeBe MB – 051 là cách tốt nhất giúp phòng chống bệnh đường hô hấp ở trẻ đồng thời tiết kiệm chi phí đáng kể cho cha mẹ.

Máy xông khí dung Moaz BeBe MB – 051 hỗ trợ điều trị viêm họng

Máy xông khí dung Moaz BeBe MB – 051 hỗ trợ điều trị viêm họng

Bài viết trên là những chia sẻ chi tiết về bệnh viêm họng ở trẻ em. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp các bậc cha mẹ chủ động hơn trong quá trình chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ nhỏ.

 

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý