SELECT MENU

Cúm A là gì? Áp dụng cách chữa cúm A ở trẻ an toàn, hiệu quả

Moaz BéBé - - 101
Share:

Cúm A ở trẻ thường xuất hiện với các triệu chứng như ho, sổ mũi, sốt cao, đau đầu, cơ thể mệt mỏi,… Nếu trẻ không được thăm khám và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Vậy bệnh cúm A ở trẻ là gì? nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Hãy cùng Moaz BéBé tìm hiểu qua bài viết chia sẻ dưới đây nhé!

Bệnh cúm A ở trẻ là gì? 

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các chủng virus cúm A gây ra như: A/H1N1, A/H3N2, A/H5N1, A/H7N9,… Bệnh cúm A có thể tồn tại ở nhiều vật chủ khác nhau như người, lợn, gà, … và thường phát triển mạnh trong những ngày thời tiết chuyển mùa độ ẩm cao, môi trường không khí lưu thông kém. Lịch sử ghi lại bệnh cúm A đã từng bùng phát thành đại dịch đe dọa đến cuộc sống, tính mạng của con người.

Cúm A ở trẻ em là gì?

Cúm A ở trẻ em là gì?

Bệnh cúm A ở trẻ em thường diễn biến nhanh, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Theo thông tin từ tổ chức Y tế Thế giới WHO ước tính hàng năm trên thế giới có 20 – 30% trẻ em mắc cúm A hoặc cúm B, mỗi đợt dịch cúm có từ 3 – 5 triệu ca nặng và có khoảng 290 – 650 ngàn ca tử vong liên quan đến đường hô hấp.

>> Xem thêm: Bệnh đậu mùa khỉ là gì

Vì sao trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh cúm A nhất?

Bất cứ ai, lứa tuổi nào cũng có nguy cơ mắc cúm A, tuy nhiên, trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc nhất do chứa nhiều yếu tố nguy cơ cao như:

  • Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng còn yếu nên dễ bị virus cúm tấn công, gây bệnh
  • Trẻ chưa được tiêm vacxin phòng cúm nên khả năng nhiễm bệnh cao
  • Trẻ đến trường tiếp xúc với nhiều người nên nguy cơ mắc bệnh tăng cao
  • Trẻ không có thói quen vệ sinh cá nhân như rửa tay, sát khuẩn,… sau khi tiếp xúc với các bề mặt chứa virus cúm

Trẻ bị cúm A xuất hiện các triệu chứng gì?

Triệu chứng trẻ bị cúm A và cúm thông thường tương tự nhau nên rất dễ bị nhầm lẫn. Khi mắc cúm A, trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng như: sốt cao, ho, sổ mũi, hắt hơi, đau họng, đau cơ, cơ thể mệt mỏi,…

Các triệu chứng hay gặp đối với bệnh cúm A ở trẻ em

Các triệu chứng hay gặp đối với bệnh cúm A ở trẻ em

Đặc biệt, trẻ bị cúm A sẽ bị sốt cao ở nhiệt độ 39 – 40 độ C và khó hạ sốt, họng, da, mắt có hiện tượng xung huyết, trẻ quấy khóc, chán ăn, nôn liên tục,…Trong trường hợp này bố mẹ cần đưa con đến ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời. Nếu để chậm trễ trẻ sẽ lên cơn co giật sốt cao rất nguy hiểm.

Lưu ý: Các trường hợp trẻ mắc cúm A triệu chứng nhẹ bố mẹ cũng không nên chủ quan vì với các bé hệ miễn dịch yếu, sức đề kháng kém rất dễ chuyển biến xấu gây suy đa tạng có nguy cơ gặp biến chứng cao.

Bệnh cúm A ở trẻ em lây nhiễm qua đường nào?

Con đường lây nhiễm bệnh cúm A chủ yếu là do tiếp xúc với giọt bắn chứa virus được phát tán trong không khí do người bệnh nói chuyện, ho, hắt hơi,… Giọt bắn chạm vào miệng, mũi của trẻ sẽ khiến trẻ mắc bệnh hoặc trẻ vô tình chạm vào các đồ dùng chứa giọt bắn nhiễm virus rồi đưa lên mũi, miệng.

Virus cúm A tồn tại trong bao lâu?

Virus cúm A có thể tồn tại ở bề mặt các dụng cụ, đồ dùng trong gia đình như tay nắm cửa, bàn ghế,… hoặc trong môi trường nước. Thời gian tồn tại thường khá lâu nên khả năng lây nhiễm cúm A trong cộng đồng rất cao.

Thời gian tồn tại của virus cúm A là bao lâu?

Thời gian tồn tại của virus cúm A là bao lâu?

Sau đây là thời gian tồn tại của virus cúm A trong các môi trường:

  • 48h trong không khí hoặc trên các bề mặt đồ dùng vật dụng
  • 5 phút trong lòng bàn tay
  • 8 – 12 tiếng trên quần áo
  • 4 ngày trong môi trường nước có nhiệt độ 22 độ C
  • Nhiều năm nếu ở trạng thái đóng băng
  • Ít nhất 35 ngày nếu ở nhiệt độ 4 độ C

Các chẩn đoán bệnh cúm A ở trẻ nhỏ

Để chẩn đoán chính xác bệnh cúm A ở trẻ nhỏ, ngoài nắm bắt các dấu hiệu, triệu chứng lâm sàng các bác sĩ còn chỉ định bệnh nhi thực hiện các xét nghiệm sau:

  • RT-PCR: Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến để chẩn đoán bệnh cúm. Phương pháp này có khả năng kiểm tra và phân loại virus hiệu quả. Thời gian trả kết quả sau khi xét nghiệm là từ 4 – 6 tiếng
  • Miễn dịch huỳnh quang: Phương pháp này có độ chính xác thấp hơn so với RT-PCR nhưng thời gian chờ đợi kết quả nhanh hơn
  • Xét nghiệm nhanh RIDTs: Ưu điểm của phương pháp này là trả về kết quả cực nhanh chỉ mất từ 10 – 15 phút sau khi lấy mẫu bệnh phẩm. Tuy nhiên, độ chính xác cũng không cao, dù trả về kết quả âm tính nhưng trẻ vẫn có khả năng nhiễm cúm
  • Phân lập virus: Đây là phương pháp nên được thực hiện trong bối cảnh dịch cúm bùng phát
  • Xét nghiệm huyết thanh: Kết quả thường được sử dụng nhằm mục đích phục vụ nghiên cứu

Biến chứng trẻ em bị cúm A

Cúm A ở trẻ em thường diễn biến lành tính nhưng với một số đối tượng như trẻ sinh non, trẻ sơ sinh, trẻ mắc bệnh tim mạch bẩm sinh,… trẻ suy giảm hệ miễn dịch, suy dinh dưỡng, hen phế quản,… có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng như: viêm màng não, viêm cơ tim, suy hô hấp, viêm phổi,viêm màng não, viêm tai giữa, viêm thanh khí phế quản, nhiễm khuẩn thứ phát,… Các biến chứng này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể làm bệnh nhi gia tăng nguy cơ tử vong

Cách phòng ngừa cúm A ở trẻ em hiệu quả 

Cúm A đã xuất hiện từ lâu nhưng đến nay nó vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Cúm A dễ lây nhiễm, biện pháp phòng ngừa cúm A hiệu quả, an toàn và tiết kiệm nhất chính là cho trẻ tiêm vacxin phòng bệnh cúm đều đặn mỗi năm vì vacxin cúm có khả năng biến đổi liên tục. Nếu không được tiêm nhắc lại trẻ vẫn có nguy cơ mắc bệnh và diễn biến nặng do không có miễn dịch với biến chủng mới.

Ngoài ra, bố mẹ cũng nên tham khảo một số cách phòng ngừa cúm A ở trẻ em hiệu quả dưới đây:

Các cách phòng ngừa cúm A hiệu quả

Các cách phòng ngừa cúm A hiệu quả

  • Tập cho bé thói quen giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, nước sát khuẩn sau khi ăn và đi vệ sinh
  • Đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài
  • Hạn chế cho bé đến nơi đông người. Đặc biệt là trong thời điểm dịch cúm, các bệnh dịch về đường hô hấp bùng phát
  • Hạn chế cho bé tiếp xúc, dùng chung đồ dụng vật dụng cá nhân với những người nghi nhiễm hoặc có nguy cơ mắc cúm cao

Cách chữa cúm A ở trẻ em đúng cách, hiệu quả

Điều trị bệnh cúm A tại nhà 

Khi trẻ mắc bệnh cúm A tốt nhất là bố mẹ nên đưa con đến thăm khám ở các cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Trong trường hợp bé bị nhẹ, bố mẹ có thể cho con điều trị tại nhà nhưng cần tuân thủ dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ không tự ý mua thuốc cho con hoặc cho con uống quá liều.

Cách điều trị bệnh cúm A

Cách điều trị bệnh cúm A

Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc và điều trị cúm tại nhà cho trẻ:

  • Tách phòng riêng cho trẻ: Kể từ thời điểm xuất hiện các triệu chứng đầu tiên bố mẹ nên cho con ở phòng riêng tối thiểu 7 ngày. Phòng của bé cần được đảm bảo gọn gàng, sạch sẽ, không khí lưu thông trong lành, mùa hè thoáng mát, mùa đông ấm áp.
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Bố mẹ cần thường xuyên tắm rửa làm vệ sinh cá nhân cho bé. Cho bé đeo khẩu trang và vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng sát khuẩn,…
  • Không nên cho bé ra ngoài: Bệnh cúm dễ lây truyền nên bố mẹ hạn chế cho con ra ngoài trong trường hợp không cần thiết để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong trường hợp bắt buộc, khi cho bé ra ngoài bố mẹ cần đeo khẩu trang, giữ ấm cho con tránh để con bị nhiễm lạnh
  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, chất xơ giúp tăng sức đề kháng cho bé. Thay đổi cách chế biến thức ăn thành dạng mềm, súp, loãng,… để bé dễ nuốt, dễ tiêu hoá.
  • Thường xuyên kiểm tra, theo dõi thân nhiệt của bé để có thể đưa ra biện pháp hạ sốt phù hợp. Có thể là chữa theo bài thuốc dân gian hoặc dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ
  • Cho bé uống nhiều nước, tích cực bú tránh tình trạng mất nước
  • Thường xuyên vệ sinh mũi, họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý nhằm làm sạch đường thở, giảm ngạt mũi cho trẻ

Nếu trong 7 ngày điều trị tại nhà, tình trạng sức khoẻ bé không cải thiện, các triệu chứng không thuyên giảm thậm chí nặng hơn bố mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và theo dõi

Điều trị tại các cơ sở y tế

Hầu hết hiện nay các trường hợp bị cúm A đều có thể được theo dõi và điều trị tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu được nghỉ ngơi, chế độ ăn uống hợp lý, dùng thuốc điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ bệnh sẽ thuyên giảm trong 5 – 7 ngày. Các triệu chứng thường gặp như ho, sốt, mệt mỏi sẽ khỏi hắn trong 2 tuần.

Một số trường hợp nặng phải điều trị tích cực tại bệnh viện để tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm về sau như: viêm cơ tim, viêm não, suy đa tạng,… Tuỳ thuộc vào tình trạng sức khoẻ cụ thể của từng bé mà bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định sử dụng một số loại thuốc điều trị cúm A cho trẻ em như: thuốc kháng virus, thuốc hạ sốt, giảm đau, thuốc trị ho, thuốc kháng sinh,…

Một số sản phẩm công nghệ hỗ trợ mẹ chăm trẻ bị cúm A tại nhà

Máy xông khí dung MB – 051 Moaz BéBé giúp duy trì hệ hô hấp ổn định cho bé

Trong những ngày thời tiết giao mùa nhiệt độ biến đổi thất thường trẻ dễ mắc bệnh cúm A với các triệu chứng ho, sổ mũi, viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản,… Với các triệu chứng này điều trị bằng phương pháp xông khí dung mũi họng qua miệng hoặc mũi sẽ mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, việc xông mũi họng mất nhiều thời gian, mỗi lần thực hiện mất từ 15 – 20 phút. Do đó, cách tốt nhất là mẹ có thể mua máy xông mũi họng để điều trị cúm A tại nhà cho bé.

Máy xông khí dung giúp duy trì hệ hô hấp cho bé ổn định

Máy xông khí dung giúp duy trì hệ hô hấp cho bé ổn định

Dưới đây là một số lý do mẹ nên chọn máy xông khí dung MB 051:

  • Được trang bị 2 kích thước mặt nạ dùng cho cả người lớn và trẻ em. Một chiếc máy nhưng có thể sử dụng cho tất cả các thành viên trong gia đình.
  • Thiết kế nhỏ gọn không có quá nhiều phụ kiện dễ dàng mang theo khi đi xa
  • Sản phẩm phù hợp với việc điều trị / chữa cúm A ở người lớn / trẻ nhỏ dễ dàng phân tán thuốc hiệu quả
  • Sử dụng pin Lithium nên có thể sạc qua cổng USB máy tính, sạc dự phòng hoặc trên ô tô
  • Dễ dàng sử dụng với một nút bấm tiện lợi
  • Dễ dàng vệ sinh, tiệt trùng giúp đảm bảo máy không bị tích tụ

Đây là một trong những sản phẩm giúp duy trì hệ hô hấp ổn định cho trẻ trong mùa lạnh khi dịch bệnh về đường hô hấp bùng phát

Nhiệt kế hồng ngoại đa năng MB – 024 Moaz BéBé theo dõi thân nhiệt bé thuận tiện

Đối với nhà có người già, trẻ nhỏ thì nhiệt kế là vật dụng không thể thiếu. Và một trong những sản phẩm được nhiều gia đình có con nhỏ lựa chọn nhất đó là chiếc nhiệt kế hồng ngoại đa năng Mb – 024.

Nhiệt kế hồng ngoại đa năng MB - 024 giúp bố mẹ theo dõi thân nhiệt con khi bị sốt do cúm A gây ra

Nhiệt kế hồng ngoại đa năng MB – 024 giúp bố mẹ theo dõi thân nhiệt con khi bị sốt do cúm A gây ra

Dưới đây là một số ưu điểm nổi bật của sản phẩm nhiệt kế hồng ngoại đa năng Mb 024:

  • Có thể sử dụng để đo nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ sữa, nước tắm cũng như nhiệt độ phòng, môi trường xung quanh
  • Thời gian đo nhanh chóng với độ chính xác cao
  • Có thể lưu trữ 32 lần đo thuận lợi cho mẹ theo dõi sức khoẻ con tốt nhất
  • Chức năng cảnh báo sốt hiển thị bằng đèn màu giúp mẹ nắm bắt thông tin kịp thời
  • Tự động tắt tiết kiệm năng lượng sau 3s không sử dụng
  • Chuyển đổi linh hoạt từ độ C sang độ F đơn giản
  • Sử dụng đơn giản với một nút bấm
  • Có thể đo được cả tai và trán mà không cần tiếp xúc trực tiếp với da

Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh cúm A ở trẻ em. Hy vọng với những thông tin Moaz BéBé chia sẻ phía trên đã giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về bệnh cúm A, triệu chứng, cách phòng ngừa và điều trị để bảo vệ sức khoẻ con tốt nhất.

 

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý