SELECT MENU

Ho là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa & điều trị

Moaz BéBé - - 79
Share:

Ho là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ trong những ngày thời tiết giao mùa. Tình trạng ho kéo dài sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp và sức khỏe của bé. Vậy, ho là gì? Để hiểu rõ hơn về phản xạ ho, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Moaz BéBé

Khái niệm ho là gì?

Ho là một phản xạ tự nhiên có điều kiện giúp cơ thể loại bỏ các chất gây kích ứng ra khỏi đường hô hấp nhằm làm sạch cổ họng hoặc để tống dị vật ra ngoài. Đây có thể nói là cách cơ thể tự bảo vệ và chữa lành các tổn thương. Phản xạ ho thường lặp đi lặp lại và xuất hiện đột ngột.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh ho

Khi đường hô hấp bị kích ứng, cơ thể sẽ đẩy không khí ra với áp lực mạnh đây là phản ứng tự nhiên giúp làm sạch đường hô hấp. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc gây kích ứng phổi như:

Nguyên nhân dẫn đến phản xạ ho

Nguyên nhân dẫn đến phản xạ ho

  • Do virus: Các loại virus khiến bé bị cảm lạnh, cảm cúm là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng ho. Phản xạ ho sẽ giúp đào thải bớt các loại virus gây hại ra khỏi phổi
  • Do viêm mũi dị ứng, hen suyễn: Phổi sẽ cố gắng đẩy các chất kích ứng ra khỏi cơ thể
  • Do các chất kích thích: Sự thay đổi về thời tiết, mùi thuốc lá, mùi nước hoa,…

Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như: viêm phổi, suy tim sung huyết, trầm cảm, chứng ngưng thở khi ngủ hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc.

Các loại ho thường gặp

Ho là phản xạ tự nhiên có vai trò bảo vệ phổi, làm sạch đường thở và loại bỏ các chất gây kích thích phổi như: khói, chất nhầy. Tình trạng ho kéo dài sẽ khiến người bệnh khó chịu, thậm chí sẽ dẫn đến nguy hiểm nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời.

Các loại ho thường gặp 

Các loại ho thường gặp

Tuỳ thuộc vào thời gian và mức độ mà cơn ho được phân loại thành nhiều kiểu ho khác nhau:

  • Ho cấp tính: Phản ứng ho bắt đầu đột ngột và kéo dài dưới 3 tuần
  • Ho bán cấp: Phản ứng ho kéo dài từ 3 – 8 tuần
  • Ho mạn tính: Phản ứng ho dai dẳng kéo dài hơn 8 tuần
  • Ho khan: Là triệu chứng của ho mạn tính nhưng không có đờm
  • Ho có đờm: Là tình trạng ho có đờm, tiếng ho phát ra nghe đặc
  • Ho gà: Là những cơn ho dữ dội kéo dài đến vài phút với tiếng thở hổn hển
  • Ho thóc: Tiếng ho giống tiếng sủa. Đây là dấu hiệu của bệnh nhân mắc ung thư phổi
  • Ho hen: Đây là căn bệnh phức tạp do hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mạnh với các tác nhân từ môi trường dẫn đến việc viêm, tăng tiết chất nhầy, tắc nghẽn, co thắt đường thở
  • Ho ra máu: Đây là kiểu ho thường gặp ở những người mắc bệnh lao phổi, ung thư phổi
  • Ho khó thở / tức ngực: Phản ứng ho gây khó thở, tức ngực là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm như: tràn dịch màng phổi, viêm phổi, thuyên tắc phổi, viêm phế quản,…
  • Ho vào đêm: Người bệnh thường gặp tình trạng ho khan / ho có đờm vào ban đêm. Nguyên nhân là do bị nhiễm trùng đường hô hấp, hen phế quản, hội chứng chảy mũi sau, giãn phế quản, trào ngược dạ dày, ung thư phổi,…

Các đối tượng dễ bị ho

Bệnh ho có thể xảy ra với mọi đối tượng nhưng dễ xảy ra hơn với các đối tượng sau:

  • Dùng chất kích thích như: thuốc lá, thuốc điện tử
  • Mắc các bệnh mạn tính, bệnh liên quan đến phổi và hệ thần kinh
  • Người bị dị ứng, hen suyễn
  • Trẻ em hệ miễn dịch kém, sức đề kháng yếu, đặc biệt là trẻ sơ sinh
  • Người già có hệ thống hô hấp suy yếu
  • Công nhân làm việc trong nhà máy làm mỏ than, hoá chất,…

Các triệu chứng khi bị ho 

Tuỳ vào từng nguyên nhân gây ho mà các phản ứng ho có các triệu chứng khác nhau.

Các triệu chứng khi bị ho

Các triệu chứng khi bị ho

Dưới đây là một số triệu chứng ho thường gặp:

  • Khô miệng, khô họng, hay khạc nhổ
  • Ngứa họng, đau rát khi nuốt nước bọt, nuốt thức ăn
  • Xuất hiện tình trạng chảy nước mũi, nghẹt mũi khó thở
  • Sốt, thở khò khè
  • Trẻ mệt mỏi, quấy khóc
  • Ợ hơi, ợ chua dễ nôn trớ

Phương pháp chẩn đoán bệnh ho 

Có thể dựa vào các triệu chứng ho kể trên để chẩn đoán bệnh:

  • Trường hợp ho kéo dài dưới 2 tuần được chẩn đoán là ho cấp tính. Kiểu ho này là do cảm cúm gây ra
  • Trường hợp ho kéo dài trên 3 tuần kèm các triệu chứng: đau đầu, tức ngực, khó thở, ho ra máu hoặc cơ thể suy nhược sẽ phải thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán như: chụp X-quang, xét nghiệm đờm AFB, đo hô hấp ký,…

Dù ở trường hợp nào, trong giai đoạn đầu người mắc bệnh ho thường kèm theo triệu chứng sốt. Với người lớn chúng ta có thể điều trị hạ sốt đơn giản bằng thuốc nhưng với trẻ em ngoài sử dụng thuốc bố mẹ nên theo dõi thân nhiệt bé thường xuyên. Ngoài sử dụng nhiệt kế thuỷ ngân, bố mẹ có thể lựa chọn sản phẩm nhiệt kế hồng ngoại đa năng MB 024, IT – 906.

Nhiệt kế hồng ngoại đa năng MB - 024 giúp theo dõi thân nhiệt bé khi bị ho sốt

Nhiệt kế hồng ngoại đa năng MB – 024 giúp theo dõi thân nhiệt bé khi bị ho sốt

Dưới đây là một số ưu điểm nổi bật của sản phẩm Mb – 024:

  • Đa chức năng: Có thể đo thân nhiệt, nhiệt độ phòng, nhiệt độ nước,…
  • Tiện lợi: Đo thân nhiệt nhanh, chính xác và có thể đo được ở trán, tai mà không cần tiếp xúc trực tiếp với làn da bé
  • Bộ nhớ lưu trữ tới 32 lần đo tạo thuận lợi cho bố mẹ trong việc theo dõi thân nhiệt của con
  • Trang bị hệ thống âm thanh và màu sắc đèn led hiện đại để cảnh báo sốt
  • Dễ dàng chuyển từ độ C sang độ F và ngược lại tuỳ theo nhu cầu sử dụng
  • Tự động tắt sau 10s không sử dụng giúp tiết kiệm pin tối đa

Phương pháp điều trị bệnh ho

Hầu hết, các trường hợp ho cấp tính thường được điều trị theo kinh nghiệm dân gian và dùng thuốc làm giảm các triệu chứng.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị ho được áp dụng phổ biến:

Ăn tỏi sống giúp khử trùng, kháng khuẩn 

Ăn tỏi sống được coi là phương pháp điều trị ho và giảm chứng đau đầu hiệu quả. Bởi lẽ, trong tỏi có đặc tính khử trùng, kháng khuẩn giúp cơ thể chống lại cảm lạnh một cách chủ động.

Sử dụng các loại tinh dầu

Bạn có thể sử dụng một số loại tinh dầu như: tinh dầu trà, tinh dầu cỏ xạ hương, tinh dầu bạch đàn,… Đây là những loại tinh dầu có tác dụng chống nhiễm trùng, có đặc tính kháng virus, vi khuẩn, chống lại chứng viêm họng hiệu quả.

Dùng nước ép gừng chống viêm

Gừng là thực phẩm nổi tiếng với đặc tính chống viêm, chống tắc nghẽn mũi, cổ họng. Ngoài ra, dùng nước ép gừng còn có thể chống lại cảm lạnh thông thường

Mật ong giúp giảm đau, trị ho hiệu quả

Mật ong không chỉ có tác dụng giảm đau mà còn được coi là một loại thuốc trị ho hiệu quả. Trong thành phần của mật ong chứa các loại acid amin, vitamin và khoáng chất, flavonoid,… giúp làm thông thoáng đường hô hấp, giảm cảm lạnh.

Súc miệng bằng nước muối hàng ngày

Một trong những biện pháp giúp giảm đau họng hiệu quả là súc miệng bằng nước muối khoảng 10s hàng ngày. Lặp lại việc này 3 lần mỗi ngày sẽ đạt được hiệu quả tối ưu. Động tác này sẽ giúp bù nước cho cổ họng bị khô, đồng thời loại bỏ các loại vi khuẩn, chất gây bệnh ho ra ngoài

Cách phòng ngừa bệnh ho

Ho là bệnh thường gặp và có thể xảy ra với mọi đối tượng. Khi niêm mạc họng bị kích thích sẽ gây ra phản ứng ho. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe cho mình và gia đình đặc biệt là các bé chúng ta cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giữ cổ họng luôn khỏe mạnh.

Cách phòng ngừa bệnh ho bảo vệ sức khõe gia đình

Cách phòng ngừa bệnh ho bảo vệ sức khõe gia đình

Dưới đây là các biện pháp phòng ngừa ho hiệu quả:

  • Mặc quần áo ấm, quàng khăn,…giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh
  • Ăn uống điều độ, sử dụng đồ ấm nóng, tránh ăn uống thực phẩm lạnh
  • Tránh tiếp xúc với người đang mắc bệnh tránh lây nhiễm qua đường hô hấp
  • Tiêm phòng vắc – xin đầy đủ, nên đeo khẩu trang khi tới nơi đông người
  • Tránh mắc các bệnh về tai – mũi – họng, trào ngược dạ dày,… là nguyên nhân dẫn đến ho
  • Đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ để sớm phát hiện các bất thường của sức khoẻ để có hướng điều trị kịp thời
  • Vệ sinh răng miệng hàng ngày tránh khỏi các loại vi khuẩn, virus gây bệnh

Để thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh ho tốt nhất các bạn có thể tham khảo các sản phẩm máy lọc không khí và tạo độ ẩm Moaz BéBé MB – 066máy phun sương tạo ẩm cho bé MB – 065. Đây là 2 sản phẩm giúp cân bằng nhiệt độ môi trường trong những ngày thời tiết hanh khô làm hạn chế tối đa các bệnh về đường hô hấp.

Thắc mắc thường gặp về bệnh ho?

Ho là bệnh thường gặp và có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Do đó, các vấn đề liên quan đến bệnh ho được rất nhiều người quan tâm. Dưới đây là Moaz BéBé xin giải đáp một số thắc mắc về phản xạ ho đang được nhiều người tìm hiểu:

Các thắc mắc về bệnh ho được nhiều người quan tâm

Các thắc mắc về bệnh ho được nhiều người quan tâm

Tình trạng ho như nào thì nên đến bệnh viện 

Nếu tình trạng ho kéo dài không thuyên giảm hoặc có kèm các triệu chứng như: thở khò, sốt khè, sốt cao và kéo dài 2 – 3 ngày, ớn lạnh, ho có đờm màu vàng, xanh hoặc lẫn máu,… chúng ta nên đến bệnh viện để thăm khám và có hướng điều trị phù hợp.

Đặc biệt, khi ho kèm các triệu chứng như thở dốc, ho ra máu, đau tức ngực,… phải gọi cấp cứu ngay vì đây là dấu hiệu mắc bệnh nguy hiểm.

Bệnh ho có lây nhiễm không?

Nếu ho nhiễm các loại virus cúm A, cúm B, cúm gia cầm, covid – 19,… thì bệnh ho có tính lây nhiễm cao. Còn ho do vi khuẩn hoặc do các biến chứng bệnh lý của ung thư phổi, trào ngược dạ dày thực quản,… thì không lây nhiễm.

Ho ra máu là gì? 

Đây là triệu chứng của các bệnh như: viêm phế quản, lao phổi, giãn phế quản, áp xe phổi, ung thư phổi,…

Đối với trẻ em, ho ra máu là do nhiễm trùng đường hô hấp hoặc bị mắc các dị vật ở đường thở.

Trên đây là các thông tin hữu ích giúp bạn trả lời được câu hỏi: Ho là gì? nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ho đúng cách? Hy vọng, qua bài viết bạn đã có thêm kiến thức trong việc phòng chống bệnh ho, bảo vệ sức khoẻ của gia đình. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của Moaz BéBé.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý