SELECT MENU

Bệnh tiêu chảy ở trẻ em các mẹ cần chú ý điều gì khi chăm sóc?

Moaz BéBé - - 106
Share:

Bệnh tiêu chảy ở trẻ em là một bệnh cực kì phổ biến khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Mặc dù đây là căn bệnh phổ biến nhưng có nguy cơ nguy hiểm đến tính mạng và không thể lơ đễnh. Vậy bệnh tiêu chảy ở trẻ em nguyên nhân từ đâu, triệu chứng và cách chăm sóc như thế nào là hợp lý? Bố mẹ hãy cùng theo dõi những lưu ý dưới đây cùng chúng tôi nhé. 

Tổng quan về bệnh tiêu chảy ở trẻ em

Bệnh tiêu chảy ở trẻ em là gì? Bệnh tiêu chảy ở trẻ em là tình trạng phân của trẻ khi đi tiêu ( đi nặng) lỏng và có nước. Số lần đi tiêu nhiều hơn bất thường trong ngày kèm 1 số các triệu chứng khác. 

Bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ

Bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ

Trẻ ở các độ tuổi khác nhau cũng có số lần đi tiêu khác nhau. 

  • Trẻ dưới 1 tháng tuổi có thể đi tiêu từ 4 – 10 lần/ ngày
  • Trẻ từ 1 đến 3 tháng tuổi có thể đi tiêu khoảng 2lần/ ngày

Nếu trẻ nhũ nhi có số lần đi tiêu gấp khoảng 2 lần so với bình thường. Trẻ em lớn hơn có số lần đi tiêu khoảng 3 lần/ ngày, kèm theo đó là tình trạng phân lỏng và nước. Thì có thể trẻ đang gặp tình trạng tiêu chảy. 

Bệnh tiêu chảy ở trẻ có thể kéo dài trong 1-2 ngày, tuy nhiên tình trạng nặng kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, đường ruột của bé. Bố mẹ cần cho bé đi khám, uống thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. 

Có 3 loại tiêu chảy: Tiêu chảy cấp tính, Tiêu chảy mãn tính và Tiêu chảy xâm lấn có nhầy máu. 

– Tiêu chảy cấp tính: Thời gian kéo dài 1 hoặc 2 ngày. Nguyên nhân có thể do thức ăn hoặc nước bị ô nhiễm bởi vi khuẩn, hoặc có thể xảy ra nếu trẻ bị bệnh do virus.

– Tiêu chảy mãn tính: Thời gian kéo dài trong vài tuần. Trẻ có thể gặp một số vấn đề sức khỏe như: hội chứng ruột kích thích, bệnh đường ruột (viêm loét đại tràng, bệnh Crohn hoặc bệnh celiac), bệnh Giardia gây ra.

Dấu hiệu đau bụng khi trẻ bị tiêu chảy

Dấu hiệu đau bụng khi trẻ bị tiêu chảy

Nếu trẻ thường xuyên bị tiêu chảy, hoặc tiêu chảy kéo dài không những khiến cơ thể mệt mỏi, mất nước mà còn ảnh hưởng đến chức năng của cơ thể. 

Tại nước ta, bệnh tiêu chảy có thể mắc tại bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, 2 thời điểm trẻ dễ mắc bệnh nhất là: mùa nóng và mùa lạnh. 

Mùa nóng: Đây là thời điểm vi khuẩn phát triển mạnh mẽ. Thời tiết nóng bức, mọi người thường ăn những thực phẩm làm mát cơ thể như: kem, sữa chua, đồ lạnh… Đây có thể là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy. Đặc biệt là ở trẻ nhỏ. 

Mùa lạnh: Việc tập trung đông đúc trong mùa lạnh có thể là điều kiện để vi khuẩn lây lan. Mùa lạnh mọi người thường có xu hướng ăn lẩu nướng bên ngoài, nếu đồ ăn không đảm bảo vệ sinh sẽ gây ra tiêu chảy.

Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy ở trẻ em

Các nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy ở trẻ em gồm có: 

  • Bình sữa không đảm bảo vệ sinh: Bình sữa không được làm sạch là môi trường thuận lợi để vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi. Việc này làm tăng nguy cơ bị tiêu chảy lên nhiều lần so với trẻ bú mẹ.
  • Thực phẩm, thức ăn của trẻ không đảm bảo: Cho trẻ ăn thức ăn nấu để lâu ở nhiệt độ phòng. Thức ăn bị ô nhiễm, thực phẩm nhiễm bệnh trước và sau khi chế biến.
  • Nguồn nước: Cho trẻ uống nước chưa được đun sôi, nước đun sôi nhưng để lâu ngoài môi trường, nguồn nước sinh hoạt của gia đình bị ô nhiễm.
  • Do dụng cụ hay tay người chế biến thức ăn bị nhiễm bệnh.
  • Chất thải của người nhiễm bệnh nếu không được xử lý cẩn thận có thể là nguồn lây cho các thành viên khác trong gia đình.
  • Thiếu ý thức, không chủ động rửa tay thường xuyên, không rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi chế biến thức ăn.

    Rửa tay thường xuyên giúp ngăn vi khuẩn gây bệnh

    Rửa tay thường xuyên giúp ngăn vi khuẩn gây bệnh

Triệu chứng bệnh tiêu chảy ở trẻ em

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy ở trẻ mà các triệu chứng gặp phải cũng khác nhau. Tuy nhiên, một số triệu chứng thường gặp nhất có thể kể đến như:

Phân lỏng, nước

Phân có lẫn máu

Ớn lạnh

Sốt

Đau bụng dữ dội

Đầy hơi

Buồn nôn

Ăn không ngon

Tiêu chảy kéo dài có thể gây mất nước nghiêm trọng, cơ thể mệt mỏi, uể oải. Mất nước nghiêm trọng còn có thể gây ra tình trạng co giật, tổn thương não, thậm chí tử vong. Triệu chứng cho thấy trẻ đang mất nước mẹ cần chú ý:

Chóng mặt và choáng váng

Khô miệng

Nước tiểu màu vàng đậm, rất ít hoặc không có nước tiểu

Rất ít hoặc không có nước mắt khi khóc

Da khô và mát bất thường

Uể oải.

Cách trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em hiện nay

Điều trị khi bị mất nước, mất điện giải

Uống nước sẽ không cung cấp đủ các chất như natri, kali và các chất dinh dưỡng khác để bù nước cho trẻ em. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bố mẹ có thể cho bé uống sữa mẹ bổ sung hoặc dung dịch bù nước đường uống (ORS).

Trẻ lớn hơn bị tiêu chảy có thể cung cấp nước theo nhiều phương pháp, uống bất cứ thứ gì để cấp nước, bao gồm cả ORS và các sản phẩm cấp nước khác.

Nếu trẻ bị tiêu chảy do kháng sinh, bố mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về tình trạng tiêu chảy của bé. Bác sĩ có thể cho bé giảm liều, thay đổi chế độ ăn, uống thêm probiotic hoặc chuyển sang dùng một loại kháng sinh khác.

Trẻ có dấu hiệu sốt do tiêu chảy

Trẻ có dấu hiệu sốt do tiêu chảy

Điều trị tiêu chảy ở trẻ em bằng thuốc

Tiêu chảy ở trẻ đa phần do nhiễm trùng đường ruột. Nếu tình trạng tiêu chảy ở trẻ năng kéo dài bố mẹ nên cho trẻ đi khám sử dụng thuốc, hướng dẫn điều trị của bác sĩ.

Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc cho trẻ. Một số trường hợp được cho là nghiêm cấm khi sử dụng thuốc cầm tiêu chảy cho trẻ bị đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, toàn nước. Việc đi ngoài phân lỏng là cách để cơ thể loại bỏ vi khuẩn, độc tố ra ngoài. Nếu dùng thuốc cầm tiêu có thể sẽ khiến phân không được thoải ra ngoài. Khi đó, vi khuẩn và chất độc cũng bị tích tụ, dẫn đến chướng bụng, viêm ruột, thậm chí tắc ruột, thủng ruột, tử vong.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy

Trẻ sơ sinh mẹ hãy cho bé bú thường xuyên để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, nước cho trẻ. 

Trẻ lớn hơn bị tiêu chảy, mẹ cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé với đủ 4 nhóm thực phẩm: tinh bột, chất đạm, chất béo và chất xơ. Trẻ biếng ăn, hãy chế biến những món ăn mềm, chia nhỏ các bữa ăn cho bé. 

Cho trẻ ăn thêm sữa chua để cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Ngoài ra, các lợi khuẩn có trong sữa chua còn giúp sản sinh axit lactic có thể hỗ trợ cơ thể đào thải chất độc gây tiêu chảy ra ngoài cơ thể. Cho trẻ ăn chuối vì chuối có chứa pectin, một loại chất xơ hòa tan giúp hấp thu chất lỏng trong ruột, giảm bớt lượng chất lỏng trong phân và bù đắp điện giải bị mất.

Phòng bệnh tiêu chảy ở trẻ em các mẹ cần lưu ý những gì?

Dưới đây là những lưu ý giúp mẹ phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ tốt nhất: 

  • Tập cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn, sau khi đi chơi và vệ sinh. Hạn chế sự lây lan của vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy. 
  • Khi cả gia đình đi du lịch, hãy đảm bảo rằng bất cứ thứ gì trẻ ăn và uống đều an toàn. Ưu tiên ăn đồ ăn chín, uống nước đun sôi. 
  • Không uống nước máy, nước chưa được đun sôi, hạn chế uống nước lạnh.
  • Không sử dụng đá làm từ nước máy. 
  • Nên ăn sữa chua tiệt trùng.
  • Rửa sạch hoa quả, gọt vỏ trước khi ăn. 
  • Thực phẩm chế biến thức ăn rõ nguồn gốc, không ăn thịt động vật nhiễm bệnh. 
  • Không ăn thịt hoặc cá sống hoặc nấu chưa chín.
  • Hạn chế thức ăn từ ngoài đường có thể bám nhiều bụi bẩn, nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn cao. 
  • Tẩy giun định kì cho bé, để bé có đường ruột khỏe mạnh. 
  • Vệ sinh sạch sẽ đồ chơi của trẻ. 

Cảm ơn bố mẹ đã theo dõi bài viết của chúng tôi. Hãy theo dõi Moaz BéBé để chăm sóc con yêu khoa học – an toàn bố mẹ nhé. 

 

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý